Sáng 5/11, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Xô, UBND thành phố Hà Nội long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) thành phố lần thứ IV năm 2024.
Nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến gửi lẵng hoa chúc mừng.
Đoàn Chủ tịch Đại hội
Tham dự Đại hội về phía Trung ương có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương Phạm Tất Thắng; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông.
Dự Đại hội về phía lãnh đạo thành phố Hà Nội có các đồng chí: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh; Phó Chủ tịch HĐND thành phố Phạm Quí Tiên cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị liên quan của thành phố và 250 đại biểu chính thức.
Trình bày Báo cáo chính trị tại đại hội, Trưởng ban Dân tộc thành phố Nguyễn Nguyên Quân cho biết, với chủ đề “Cộng đồng các dân tộc thành phố Hà Nội đoàn kết, đổi mới sáng tạo, hội nhập, phát triển”, Đại hội là đợt sinh hoạt chính trị - xã hội quan trọng trong đời sống cộng đồng các DTTS trên địa bàn Thủ đô. Đồng thời, khẳng định sự quan tâm của thành phố trong việc chăm lo mọi mặt đời sống đồng bào DTTS.
Ông Nguyễn Nguyên Quân cho biết, thời gian qua các xã vùng đồng bào DTTS và miền núi có tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm trên 10%; thu nhập bình quân khoảng 65 triệu đồng/người/năm, có xã đạt trên 70 triệu đồng/người/năm. Hệ thống trường học được tu sửa và xây mới đáp ứng yêu cầu học tập của học sinh, trên 80% trường học đạt chuẩn quốc gia; 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Trưởng ban Dân tộc thành phố Nguyễn Nguyên Quân trình bày báo cáo chính trị. Ảnh: Đình Hiệp
Cùng với phát triển kinh tế - xã hội, công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc được thực hiện có hiệu quả. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đạt nhiều kết quả tiến bộ. Đội ngũ cán bộ, công chức là người DTTS được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu. Nhờ đó, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Theo Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh, Hà Nội hiện có khoảng 50 dân tộc sinh sống, đang lưu giữ và phát huy đa dạng bản sắc văn hóa của các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô, đồng bào các dân tộc luôn phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần yêu nước, nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, có những đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển, bảo vệ Thủ đô và Tổ quốc.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu
Thay mặt Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, đồng chí Trần Sỹ Thanh ghi nhận, biểu dương và chúc mững những thành tích của đồng bào các DTTS cùng cấp ủy, chính quyền các cấp đã đạt được thời gian qua. Về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, Chủ tịch UBND thành phố đề nghị các cấp, ngành cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt sâu sắc, nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác dân tộc. Trong đó, xác định việc thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng, có tính chiến lược lâu dài trong quá trình phát triển của thành phố.
Chủ tịch UBND thành phố cũng đề nghị, đồng bào các dân tộc trên địa bàn thành phố tiếp tục giữ gìn tình đoàn kết, cùng nhau xây dựng quê hương giàu đẹp. Sức mạnh đoàn kết bắt đầu từ tình thương yêu trong mỗi gia đình, sự gắn kết các dòng họ, tinh thần tương trợ "tối lửa tắt đèn" có nhau giữa các hộ dân, kết nghĩa chia sẻ giữa các dân tộc.
Trưởng phòng Dân tộc huyện Ba Vì Bùi Huy Giáp cho biết, kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I năm 2021-2025; Chương trình xây dựng nông thôn mới đã góp phần đổi thay toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi huyện Ba Vì.
Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh tặng hoa chúc mừng Đại hội. Ảnh: Đình Hiệp
Phát biểu tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) thành phố lần thứ IV năm 2024, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước đặc biệt chú trọng phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Hà Nội tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng đồng bào DTTS và miền núi để tạo sinh kế mới cho người dân.
Tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tặng 4 Kỷ niệm chương, 6 Bằng khen (1 tập thể, 5 cá nhân). Chủ tịch UBND thành phố tặng 50 Bằng khen (14 tập thể, 36 cá nhân); Trưởng ban Dân tộc thành phố tặng 120 Giấy khen 20 tập thể, 80 cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác dân tộc của thành phố. Đại hội cũng thông qua Quyết tâm thư Đại hội.
“Trong những ngày đầu tháng 12 này, Khu đền tháp Mỹ Sơn cùng với Đô thị cổ Hội An tròn 25 năm ngày được Unesco công nhận Di sản văn hóa của nhân loại. Niềm vinh dự này, không phải địa phương nào cũng có được, tôi xin được chia sẻ niềm vui và niềm tự hào này đối với thành phố Hội An và huyện Duy Xuyên, chúc cho công tác bảo tồn các di sản ngày càng tốt đẹp, đạt được những thành công hơn nữa” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu nói.
Tối 28/11, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khai mạc Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản”, với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật các tỉnh: Nghệ An, Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng Nam, Lâm Đồng và Hà Tĩnh.