Để phát triển ngành chăn nuôi có hiệu quả và bền vững, việc ứng dụng có hiệu quả tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất chăn nuôi, thúc đẩy tái sử dụng chất thải từ hoạt động này theo mô hình kinh tế tuần hoàn. Qua đó, góp phần nâng cao giá trị sản xuất ngành chăn nuôi, ngăn ngừa nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Gia Lai mạnh tay xử lý các trại chăn nuôi gây ô nhiễm
Theo thống kê, hiện toàn tỉnh Gia Lai có hơn 100 dự án chăn nuôi quy mô từ vừa đến lớn được phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM).
Trong đó có 69 dự án được UBND tỉnh phê duyệt báo cáo ĐTM, 31 dự án được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo ĐTM. 37 dự án chăn nuôi quy mô trang trại lớn đã đi vào hoạt động. Từ năm 2023 đến nay, cơ quan có thẩm quyền đã xử phạt 13 doanh nghiệp vi phạm quy định.
Bộ Tài nguyên và Môi trường xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 450 triệu đồng đối với Công ty CP Chăn nuôi Gia Lai. Nguyên nhân là do Công ty CP Chăn nuôi Gia Lai không có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Trang trại chăn nuôi của gia đình ông Lê Văn Hưng bị người dân phản ánh gây ô nhiễm. Ảnh: Đ.B.
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cũng đình chỉ hoạt động thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án đầu tư.
UBND tỉnh đã xử phạt vi phạm hành chính 9 doanh nghiệp, đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải mà không có giấy phép môi trường của các trang trại chăn nuôi trong thời hạn 4,5 tháng. Đến nay, 9 đơn vị nói trên đã nộp tiền phạt với số tiền gần 2,9 tỉ đồng... Thực tế cho thấy, sau năm 2020, nhiều doanh nghiệp đến tỉnh Gia Lai xin chủ trương đầu tư dự án xây dựng trang trại nuôi heo.
Bởi quỹ đất ở Gia Lai rộng lớn, nguồn lao động thuận lợi. Tuy nhiên, bước đầu cho thấy các dự án trang trại heo thường gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến khu dân cư.
Hiện nay, tỉnh Gia Lai có chủ trương không đánh đổi môi trường để tăng trưởng phát triển kinh tế. Sau khi rà soát, đối với những địa phương đã xác định vượt mật độ cho phép, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai ra thông báo đến cơ quan liên quan không tiếp nhận hồ sơ đề xuất dự án chăn nuôi mới.
Tương tự, thời gian gần đây, trang trại của ông Lê Văn Hưng tại xóm Tân Yên A, xã Tiến Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) có thời gian hoạt động hơn 10 năm nay, chủ yếu chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm như lợn, gà, vịt. Gần đây, trang trại này thường xuyên phát tán mùi hôi thối, nước thải chưa được xử lý chảy ra môi trường khiến người dân bức xúc.
Cũng theo phản ánh của người dân, mùi hôi thối từ trang trại này phát ra khiến cho cuộc sống của họ bị xáo trộn, ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ra bệnh tật, đất vườn bị ô nhiễm. Chất thải từ trang trại còn khiến nước sinh hoạt của những hộ dân xung quanh nhiễm mùi hôi, không sử dụng được, giếng nước gia đình cũng bị nhiễm bẩn.
Lợi ích “kép” từ chăn nuôi tuần hoàn
Hàng năm, ngành chăn nuôi đóng góp từ 25 - 26% vào GDP của ngành nông nghiệp và là một trong những phân ngành nông nghiệp phát triển nhanh nhất của nước ta. Tuy nhiên, hoạt động chăn nuôi cũng gây ra những tác động tới môi trường, do lượng phân và chất thải của vật nuôi thải ra hàng ngày rất lớn.
Những trường hợp gây ô nhiễm kể trên vẫn hàng ngày hàng giờ làm ảnh hưởng đến đòi sống sinh hoạt của nhân dân. Vì vậy, hướng tới mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động chăn nuôi, các trang trại, cơ sở chăn nuôi bắt buộc phải nâng cao năng lực quản lý, xử lý chất thải chăn nuôi và sử dụng có hiệu quả nguồn chất thải chăn nuôi cho các mục đích khác nhau.
Hợp tác xã Nông lâm nghiệp và Dịch vụ Thành Đạt, xã Kim Bình (Chiêm Hóa) phát triển chăn nuôi gà ri theo hướng an toàn sinh học.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang, hiện nay, hầu hết các trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã sản xuất theo chuỗi liên kết khép kín, tuần hoàn trong cung cấp thức ăn, giống, thuốc thú y, xử lý môi trường và tiêu thụ sản phẩm; đồng thời ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất như sử dụng 100% giống ngoại năng suất, chất lượng cao, hệ thống chuồng kín, trang bị đèn sưởi, máng ăn tự động, đầu tư hệ thống quạt làm mát, phun tắm tự động...
Công ty cổ phần Hồ Toản, xã Mỹ Bằng (Yên Sơn) là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu vận dụng sáng tạo các nguyên tắc cơ bản trong phát triển chăn nuôi tuần hoàn. Ông Lương Duy Toản, Tổng Giám đốc công ty chia sẻ: Hiện nay, công ty đang chăn nuôi hơn 2.700 con bò sữa được nhập khẩu từ Úc, với quy mô 17 chuồng nuôi, 2 nhà vắt sữa, 2 hệ thống xử lý chất thải. Để thực hiện quy mô phát triển chăn nuôi tuần hoàn, công ty đã phát triển vùng nguyên liệu trồng cỏ làm thức ăn gần 30 ha, liên kết với người dân mua thêm ngô làm thức ăn gia súc và rơm sau khi thu hoạch lúa mùa của người dân tại các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang và Phú Thọ, ước tính mỗi năm công ty nhập trên 12.000 tấn thức ăn cho bò sữa. Điều cốt lõi của công ty chính là xử lý triệt để các ảnh hưởng tới môi trường trong quá trình tổ chức sản xuất, kinh doanh, góp phần quan trọng trong việc làm cân bằng hệ sinh thái tự nhiên. Với quy mô nuôi trên 2.700 con bò sữa, mỗi năm số lượng chất thải bò sữa thải ra ước khoảng trên 5.400 tấn, công ty đã đầu tư hệ thống biogas với sản lượng điện trên 100 kW/ngày phục vụ cho thắp sáng và quạt mát hệ thống chuồng nuôi của trang trại, ngoài ra, công ty cũng đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm chất thải với Công ty cây xanh, môi trường đô thị Hà Nội, điều này cũng là một nguồn thu đáng kể của công ty.
Lựa chọn chăn nuôi bò thịt để phát triển kinh tế, hơn chục năm nay, gia đình chị Lê Thị Kim Dung, xã Trung Hòa (Chiêm Hóa) luôn duy trì từ 25 - 30 con bò thịt. Hầu hết đàn bò đều là giống địa phương, tuy trọng lượng nhỏ hơn bò lai nhưng lúc nào cũng cho giá thành cao hơn, lại dễ bán. Chị Nhung cho biết, áp dụng quy trình chăn nuôi kinh tế tuần hoàn từ năm 2021, toàn bộ phân bò được gom để ủ men vi sinh; nước thải được xử lý thông qua hệ thống biogas tạo khí đốt. Chất thải sau chăn nuôi đã được xử lý hoàn toàn, không gây ô nhiễm môi trường; nguồn chất thải được tái sử dụng để bón cho cây trồng. Vì là môi trường sạch nên nguy cơ dịch bệnh rất hạn chế, gần như không có dịch bệnh.
Nhóm liên kết chăn nuôi gà đồi Thanh Sơn, thôn Thanh Sơn, xã Hợp Hòa (Sơn Dương) có 7 thành viên liên kết chăn nuôi gà thảo dược. Ông Lê Đại Dương, Trưởng nhóm liên kết chăn nuôi gà đồi Thanh Sơn cho biết, trước đây, gia đình nuôi gà nhưng số lượng ít và theo cách truyền thống nên hiệu quả không cao. Từ khi tham gia mô hình chăn nuôi tuần hoàn, được hỗ trợ giống tốt, xây dựng chuồng trại thoáng mát và được hướng dẫn quy trình chăn nuôi nên gà sinh trưởng nhanh, giá bán lại được giá. Điều quan trọng nhất là mô hình khép kín, việc vệ sinh chuồng trại tốt, nguồn thức ăn đầu vào đảm bảo nên rất ít xuất hiện dịch bệnh trên gà. Hiện nay, lượng phân bón từ trại gà cung cấp cho vườn cây còn dư còn có thể cung cấp cho các hộ dân trong vùng, tạo thêm thu nhập.
Phát triển kinh tế xanh, bền vững
Phát triển chăn nuôi theo hướng tuần hoàn là hoạt động chăn nuôi theo chu trình kép kín, tuần hoàn, giúp chất thải được xử lý làm nguyên liệu đầu vào cho trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn, giảm thiểu sự lãng phí, thất thoát trong sản xuất. Đây là hướng đi bền vững, góp phần thực hiện thành công tái cơ cấu ngành chăn nuôi của tỉnh.
Tuy nhiên, việc phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm vẫn còn một số hạn chế. Điển hình như việc các mô hình chăn nuôi tuần hoàn được áp dụng nhưng chưa thực sự đồng bộ và hiệu quả chưa cao, phương thức chăn nuôi tuần hoàn hiện mới chỉ áp dụng đồng bộ tại mô hình trang trại tổng hợp. Việc quy hoạch, bố trí đất đai cho phát triển chăn nuôi trang trại, cơ sở giết mổ còn gặp nhiều khó khăn, nhất là việc chuyển đổi, bố trí đất đai để thu hút đầu tư các dự án chăn nuôi có quy mô lớn.
Chăn nuôi quy mô nông hộ ở các vùng nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ cao, hệ thống chuồng trại tận dụng, không đồng bộ, hạn chế về kiến thức khoa học để áp dụng vào thực tiễn nên việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi tuần hoàn, VietGAP khó thực hiện đồng bộ...
Đồng chí Nguyễn Đại Thành, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thời gian tới, ngành Nông nghiệp sẽ đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, triển khai các dự án, mô hình ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, chăn nuôi an toàn dịch bệnh, tái sử dụng chất thải chăn nuôi góp phần giảm ô nhiễm môi trường, phát triển bền vững. Đồng thời, khuyến khích việc hợp tác, liên kết trong sản xuất nông nghiệp nhằm khắc phục việc thiếu vốn sản xuất cũng như tạo đầu ra ổn định cho các sản phẩm nông nghiệp; hỗ trợ hợp tác xã, tổ hợp tác, nông hộ thực hiện sản xuất nông nghiệp theo chứng nhận, thiết lập mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc của sản phẩm.
Ngoài ra, chăn nuôi cần gắn với trồng trọt và các ngành khác để hình thành chuỗi kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp phải được coi là nguồn tài nguyên quý cần khai thác hiệu quả. Việc xử lý và tái sử dụng chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Cần tận dụng tối đa và sử dụng có hiệu quả tiềm năng về phụ phẩm nông nghiệp, chất thải trong chăn nuôi để phát triển chăn nuôi bền vững, giảm khí phát thải nhà kính, bảo vệ môi trường.
Đây cũng chính là những vấn đề và những yêu cầu được đặt ra trong Chiến lược phát triển chăn nuôi của nước ta trong giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045.
Từ đầu năm 2024 đến nay, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn TP.Hội An (Quảng Nam) đã phối hợp với chính quyền địa phương và các đoàn thể chính trị- xã hội thực hiện tốt chương trình an sinh xã hội, chăm lo cho hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Nguyên đán, ngày thành lập Hội 14/10 vừa qua và các đợt sơ kết, tổng kết công tác, phong trào của Hội.
Đây là thể loại phim hài được lấy ý tưởng từ nhiều vùng quê khi làng lên phố, họ cố gắng cống hiến, thể hiện bản thân nhưng cuối cùng 3 nhân vật chính: Trung - Trường - Trang đều khởi nghiệp thất bại. Và cuối cùng họ nhận ra được bài học từ chính cha mẹ mình, đó là không cần đi đâu xa làm giàu mà hãy làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình bằng chính tài năng và trí tuệ của mình.