Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 20 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 28 tháng 4 năm 2021 | 16:31

Tin miền Trung: Thiên tai đe dọa sản xuất nông nghiệp

Diễn biến thời tiết trong thời gian vừa qua vô cùng phức tạp, có địa phương mới chỉ đầu mùa hạ đã có nguy cơ thiếu nước cho trồng trọt, có địa phương lại phải chịu cảnh gió mưa.

Chủ động khắc phục thiên tai để bảo đảm sản xuất và thu hoạch là điều cần thiết và quan trọng nhất.
 
Nguy cơ thiếu nước sản xuất lúa
 
Thời điểm cuối tháng 4, một số khu vực hồ chứa Vệ Vừng ở xã Đồng Thành - hồ chứa lớn nhất huyện Yên Thành có nhiều khu vực đã cạn kiệt nước đến mức trâu, bò có thể ra tận giữa lòng hồ để ăn cỏ.
 
bna_b21343851_2542021.jpg
Một số khu vực lòng hồ Vệ Vừng cạn khô nước. Ảnh: Văn Trường

 

Địa bàn huyện Yên Thành có trên 154 hồ chứa lớn, hiện tại có 7 hồ chứa lớn do Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc quản lý mực nước giảm nghiêm trọng.
 
Theo báo cáo của UBND huyện Yên Thành, 7 hồ chứa trên tưới cho trên 1.883 ha lúa vụ xuân. Hiện nay do nhiệt độ thấp, có một số đợt mưa nên nguồn nước tưới đang ổn định, tuy nhiên, nếu trời nắng nóng kéo dài cuối vụ sẽ thiếu khoảng trên 300 ha, tập trung ở các xã Đồng Thành, Hùng Thành, Phúc Thành… Do lượng nước thiếu hụt nghiêm trọng nên 7 hồ chứa trên chỉ đáp ứng tưới được 581 ha/1.883 ha vụ hè thu. Vì vậy, một số diện tích lúa thiếu nước sẽ được chuyển đổi sang trồng cây khác.
 
hồ Khe Gang thuộc xã Ngọc Sơn, huyện Quỳnh Lưu tưới cho 158 ha lúa, nhưng hiện nay chỉ còn trên 30% dung tích nước. Đại diện Xí nghiệp thủy lợi Quỳnh Lưu cho biết: Với mực nước hiện tại chỉ đáp ứng tước được vụ xuân, đối với vụ hè thu sẽ thiếu nước, chính quyền địa phương đã có kế hoạch chuyển đổi 158 ha từ lúa sang cây màu.
 
Không chỉ huyện Yên Thành, huyện Tân Kỳ cũng có nhiều hồ chứa mực nước giảm sút. Theo báo cáo, toàn huyện có 130 hồ chứa lớn, nhỏ, hiện nay hầu hết các hồ chứa chỉ đạt mực nước từ 35 - 40%, trong đó có một số hồ chứa chỉ đạt từ 25 - 30% dung tích.
 
Tại hồ chứa nước Khe Chung ở xã Tào Sơn (Anh Sơn) tưới cho 300 ha lúa, hiện đang còn 40% lượng nước tưới, đơn vị quản lý thủy lợi đã bơm bổ sung nước sông Lam lên tưới cho trên 100 ha, để dành nước lòng hồ cho vụ sản xuất hè thu.
 
image_8178499_2642021.jpg
Hồ chứa nước Vệ Nông thị trấn Yên Thành cạn nước. Ảnh: V.T
Ông Nguyễn Trường Thành - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Nghệ An cho biết, toàn tỉnh có 1.061 hồ chứa, trong đó, có 98 hồ chứa do doanh nghiệp Nhà nước quản lý, còn lại là do các địa phương huyện, xã quản lý. Thời điểm này có trên 30% số lượng hồ chứa do địa phương quản lý mực nước giảm, chỉ đạt từ 25 - 30%. Để đảm bảo nguồn nước tưới lúa vụ xuân, Chi cục Thủy lợi Nghệ An đưa ra các giải pháp như, tổ chức quản lý chặt chẽ nguồn nước, vận hành hợp lý các công trình, điều tiết nước theo từng giai đoạn phù hợp với yêu cầu cây trồng.
 
Mặc dù chưa phải là cao điểm của mùa hè, tuy nhiên nhiều địa phương của tỉnh Nghệ An, một số hồ chứa nước ngọt đã có dấu hiệu của sự hạn hán. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và sản xuất của nông dân.
 
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một trong những biện pháp để duy trì và phát triển kinh tế, lựa chọn những giống lúa, cây trồng chịu được hạn nhưng lại có hiệu quả và năng suất, chất lượng cao đang là hướng đi đối với các tỉnh miền Trung.
 
Bên cạnh đó cần có biện pháp điều chỉnh, cân đối nguồn nước để bảo đảm có nước sạch dùng cho sinh hoạt và chăn nuôi, đẩy nhanh việc xây dựng các công trình thủy lợi nhằm tích trữ nước, cải tạo hệ thống kênh mương cho hiệu quả vận hành cao nhất khi có đủ nước.
 
Mưa lớn làm thiệt hại lúa và hoa màu
 
Đêm ngày 26/4, mưa lớn đã xảy ra trên địa bàn Hà Tĩnh với cường độ mạnh cộng với gió lốc đã làm nhiều hecta lúa đổ ngã.
 
 
84d2171252t2022l7-2.jpg
Nhiều cánh đồng lúa của hai địa phương này bị đổ ngã 30 - 40%, có nơi 70 - 80%.

 

Nhiều địa phương của tỉnh Hà Tĩnh như: TP Hà Tĩnh, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Can Lộc, Hương Sơn... đều có diện tích lúa bị đổ ngã. Điều đáng nói, những diện tích này đang ở giai đoạn trổ bông, ngậm sữa, chín sáp. Vì vậy mà sẽ đe dọa thiệt hại nặng nề đến năng suất.
 
Theo thống kê ban đầu, trên địa bàn huyện Thạch Hà có khoảng 1.000 ha lúa bị ảnh hưởng, tập trung nhiều nhất ở các xã Tân Lâm Hương (436 ha), Nam Điền (150 ha), Ngọc Sơn (37 ha).
 
Chủ tịch UBND xã Ích Hậu cho biết: Mưa to kèm theo gió lớn trong đêm ngày 26/4 đã làm cho 35/491 ha lúa trên địa bàn xã bị đổ, trong đó nặng nhất là vùng đồng Hồ của thôn Thống Nhất.
 
Theo ước tính ban đầu, toàn huyện Kỳ Anh có khoảng 550-600 ha, chủ yếu các xứ đồng ven làng, theo luồng gió và nơi lúa tốt. Hiện nay, địa phương đang chỉ đạo bà con xuống đồng buộc dựng lại diện tích lúa đổ, giảm tối đa thiệt hại có thể gây ra.
 
Ông Nguyễn Trí Hà, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh cho biết.   Hiện nay, 100% diện tích lúa xuân đã trổ bông, số còn lại đã vào giai đoạn ngậm sữa, chín sáp. Đây là giai đoạn sinh trưởng quan trọng nhất, quyết định năng suất của lúa. Trận mưa vào tối 26/4 dù không kéo dài nhưng cường độ lớn, một số nơi kèm theo lốc xoáy nên nhiều diện tích bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có thể làm giảm năng suất cuối vụ.
 
“Để hạn chế tối đa những thiệt hại của thiên tai có thể gây ra, các địa phương cần phải chỉ đạo các đơn vị quản lý thủy lợi vận hành hệ thống tiêu thoát nước, rút nước ra khỏi đồng ruộng để tránh tình trạng ngập úng kéo dài. Bên cạnh đó, huy động bà con nông dân xuống đồng, bó dựng lúa thành từng khóm để tạo điều kiện cho cây lúa tiếp tục kỳ sinh trưởng và giảm thấp nhất thiệt hại do ngập úng”. Ông Hà nói.
 
84d2170939t96062l0.jpg
Đoàn kiểm tra tình hình thiệt hại lúa xuân sau mưa lớn tại xã Cẩm Thành
(Cẩm Xuyên)

 

Theo Dự báo, do ảnh hưởng đợt không khí lạnh cuối mùa, thời tiết Hà Tĩnh vẫn tiếp tục có mưa trong 2 ngày 28 - 29/4, đe dọa đến quá trình phơi mau, sinh trưởng của của lúa xuân. Trong điều kiện này, việc vận hành tiêu thoát nước, khắc phục hậu quả trên đồng ruộng chính là giải pháp cần kíp hơn bao giờ hết.
 
Mưa, gió thất thường là kiểu hình thái thời tiết giao mùa đang diễn ra hiện nay, tuy nhiên thiệt hại do hình thái thời tiết này gây ra cũng vô cùng lớn. Để không bị ảnh hưởng lớn do thiên tai gây ra, các địa phương cần chỉ đạo và có biện pháp khắc phục ngay những hậu quả này. Đối với các vùng ngập trũng sâu, giải pháp bơm hút nước chống ngập úng là quan trọng hàng đầu, bên cạnh đó người dân cũng cần phải chủ động để khắc phục những thiệt hại do thiên tai gây ra.
 
Mới chỉ vào đầu mùa hè, nhưng diễn biến thời tiết đã có những dấu hiệu bất lợi cho sản xuất và chăn nuôi của người nông dân. Chủ động phòng chống và sản xuất để thích ứng với thiên nhiên trong điều kiện hiện nay, đang là vấn đề rất cần được chính quyền và người nông dân quan tâm chú ý.
 
Ngọc Thủy (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

Top