Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 11 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 31 tháng 3 năm 2021 | 14:36

Tin NN Tây Bắc: Cao Phong có trên 1.100 ha cam SX theo VietGAP

Theo UBND huyện Cao Phong (Hòa Bình), diện tích cây ăn quả trên toàn huyện là 3.248,3ha, trong đó, diện tích cây có múi 2.815,21 ha, gồm: Cam 1.591,44 ha; quýt 746,14 ha; bưởi 366,48 ha; chanh 111,15 ha.

 

cam-cao-phong.jpg

Hợp tác xã nông sản 3T Cao Phong trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP được người tiêu dùng đón nhận. Ảnh: Báo Hòa Bình

 

Diện tích cây thời kỳ kinh doanh 2.016,77 ha, cây thời kỳ kiến thiết cơ bản 798,44 ha. Huyện tiếp tục duy trì sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 1.147 ha cam, 759 hộ tham gia.

Với diện tích cây thời kỳ kinh doanh, đến nay, toàn huyện đã thu hoạch xong các loại cam, quýt, bưởi chín sớm, chính vụ được 95% diện tích, sản lượng niên vụ 2020 - 2021 ước đạt trên 33.000 tấn; diện tích còn lại là cam V2 đang thời kỳ thu hoạch (giá bình quân 20.000 đồng/kg trở lên).

UBND huyện tiếp tục duy trì và phát triển chỉ dẫn địa lý "Cao Phong” đối với sản phẩm cam của huyện theo hướng nâng cao chất lượng, sản lượng và giá thành sản phẩm. Đồng thời, tăng cường quảng bá sản phẩm cam Cao Phong và tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định cho sản phẩm.

Năng suất cây cao su Điện Biên dẫn đầu khu vực Tây Bắc

Hiện nay, Công ty Cổ phần Cao su Điện Biên đang quản lý chăm sóc hơn 3.735,1ha cao su trên địa bàn 5 huyện, thành phố trong tỉnh.

Các loại giống chủ yếu gồm: GT1, RRIM 600, RRIV 124, RRIV1, IAN 873, PB 260… Trong đó, giống chủ đạo là PB 260, RRIV 124 chiếm tỷ lệ trên 50% diện tích.

 

cao-su.jpg

Vườn cây cao su tại Nông trường Cao su Mường Chà.

 

Với đặc thù điều kiện địa hình trải dài, chia cắt, manh mún, độ dốc lớn kéo theo thời tiết mưa lớn vào mùa vụ cạo, hàng năm trên vườn cây thường xuất hiện bệnh phấn trắng gây rụng lá trên vườn cây khai thác.

Năm 2021, công ty đưa vào khai thác gần 2.271,8ha. Năng suất trung bình vườn cây cao su Điện Biên hiện đang dẫn đầu các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc (trung bình đạt 1,24 tấn/ha)…

Nậm Xe: Chế biến chuối tây nấu rượu

Được Tổ chức Plan và huyện Phong Thổ (Lai Châu) hỗ trợ, nhóm phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế ở bản Mấn 1 và Huổi Hán (xã Nậm Xe) đã có điều kiện chế biến chuối tây nấu rượu. Phương pháp này đã góp phần tận dụng được sản phẩm chuối xấu đồng thời giảm sự thiệt hại về kinh tế khi giá chuối thấp, khó xuất khẩu.

 

ruou-chuoi.jpg

Sau khi lọc, rượu chuối Nậm Xe được bảo quản cẩn thận. Ảnh: Báo Lai Châu

 

Chị Tao Thị Hợi – Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Nậm Xe cho biết: Nhiều năm nay, cây chuối tây mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân trên địa bàn xã. Tuy nhiên do chuối được trồng chủ yếu để xuất bán sang thị trường Trung Quốc, cộng thêm ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19, chuối tây bị thương lái ép giá, thậm chí có thời điểm rơi vào tình trạng khó tiêu thụ khiến nông dân điêu đứng. Không xuất bán được, chuối chín rụng trên nương các hộ dân phải thu hái về làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.

Hiện nay, diện tích chuối của xã 496ha, nhưng do thời tiết, sâu bệnh gây hại dẫn đến sản lượng chuối xấu nhiều, thương lái không thu mua gây lãng phí trong sản xuất. Do đó, việc chế biến chuối nấu rượu có thể là một trong những giải pháp gỡ khó cho người trồng chuối ở Nậm Xe.

So với rượu gạo, ngô thì nấu rượu chuối kỳ công hơn. Ngoài thời gian dấm chuối, phải ủ men ít nhất 20 ngày. Chuối chín có lượng đường cao và rượu chuối là sản phẩm mới vì vậy có thể cho ra lò một nồi rượu chuối thơm, ngọt không đơn giản. Chị Hoàng Thị Nó bản Mấn 1 chia sẻ: Trước đây, các gia đình thường bán chuối xanh chưa biết đến nấu rượu chuối. Với mong muốn, tiêu thụ được chuối khi cửa khẩu tạm thời ngừng hoạt động, từng có hộ nghĩ đến làm chuối sấy bán, song kinh phí cao. Có thời điểm quả chuối to, mập nhưng bị dám nắng, xây xước vỏ thu hoạch về chất đống ở góc sân nhìn mà tiếc. Được tổ chức Plan hỗ trợ thùng nhựa, máy lọc, nồi, tập huấn kỹ thuật, chúng tôi có điều kiện nấu rượu chuối bán ra thị trường tăng thu nhập. Mỗi tháng nhà tôi nấu được 60 lít rượu chuối. Bán với giá 25 – 30 nghìn đồng/lít.

Với tình hình khả thi như hiện nay, các thành viên trong nhóm dự kiến nếu các gia đình không đủ chuối nấu rượu thì sẽ mua chuối từ các hộ dân khác trong bản. Đến thời điểm này, các thành viên trong nhóm đều khẳng định so với rượu gạo, ngô thì rượu chuối có vị ngọt, uống êm hơn. Hơn nữa chuối là sản phẩm an toàn không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất từ khi kết trái đến lúc chín.

Yên Bái trồng mới 7.789 ha rừng

Diện tích rừng trồng mới trên địa bàn toàn tỉnh đạt 7.789ha. Từ đầu năm đến nay trên địa bàn không xảy ra cháy rừng.

 

trong-rung.jpg

Cán bộ Ban quản lý Rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải trao đổi về kỹ thuật ươm cây sơn tra giống. Ảnh: Báo Yên Bái

 

Ngay từ đầu năm 2021 các địa phương trên địa bàn tỉnh tập trung thực hiện việc chuẩn bị cây giống, chăm sóc bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, phòng chống cháy rừng, đẩy nhanh tiến độ trồng rừng, khai thác gỗ và thu nhặt các lâm sản khác.

Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái, diện tích rừng trồng mới đến ngày 12/3/2021 trên địa bàn toàn tỉnh đạt 7.789ha; trong đó, rừng trồng tập trung 6.007ha; cây trồng phân tán quy ra diện tích 1.781,6ha. Sản lượng gỗ khai thác quý I ước đạt 189.000 m3, tương đương cùng kỳ năm trước. 

Từ đầu năm đến nay trên địa bàn không xảy ra cháy rừng; phá rừng trái pháp luật có 3 vụ; tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản trái pháp luật 4 vụ; vi phạm quy định về quản lý hồ sơ lâm sản trong vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến lâm sản 3 vụ. Các vụ vi phạm trên đã được xử lý theo đúng pháp luật, thu nộp ngân sách 51 triệu đồng. 

 

 

 

V.N (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

  • Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Về làng Sen, xã Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An) mùa này, du khách không chỉ thưởng ngoạn sắc hồng của sen. Vẫn lối cũ ấy, nhưng lại được ấp ôm bởi những vườn mẫu, vườn chuẩn NTM, những homestay với mục tiêu chính không phải để kinh doanh mà cốt yếu để tỏ tấm chân tình người dân quê Bác với du khách thập phương...

  • Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    OCOP thực sự trở thành phong trào thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo ở nông thôn, là hướng đi đúng, kịp thời và nhận được hưởng ứng tích cực từ người dân.

Top