Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 17 tháng 5 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 6 tháng 4 năm 2019 | 21:21

Tin NN Tây Bắc: Pi Toong trồng sả Java lấy tinh dầu hiệu quả cao

Về xã Pi Toong của huyện Mường La (Sơn La), chúng ta sẽ thấy hầu khắp các triền đồi đều phủ màu xanh của cây sả Java, loại cây ưa nắng nóng, rất phù hợp với đất dốc, đất khô cằn.

Hai năm trở lại đây, cấp ủy, chính quyền địa phương đã khuyến khích, vận động người dân chuyển đổi diện tích trồng ngô, sắn năng suất thấp sang trồng sả Java để lấy tinh dầu. Đây là một mô hình sản xuất khá hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương.

 

trong-sa.JPG

Thành viên HTX Sản xuất, chiết xuất tinh dầu, dược liệu và nông nghiệp Mường La pha chế tinh dầu sả. Ảnh Báo Sơn La

 

Do phù hợp với điều kiện địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, nên cây sả Java của xã Pi Toong phát triển khá tốt và đang được nhân rộng, làm nguyên liệu cung cấp cho HTX sản xuất, chiết xuất tinh dầu, dược liệu và nông lâm nghiệp Mường La (trong bài gọi tắt là HTX tinh dầu, dược liệu Mường La).

Và bởi là vùng nguyên liệu, nên cây sả được trồng tập trung trên các triền đồi dọc hai bên đường vào trung tâm xã, hiện HTX đã trồng hơn 45 ha (25 ha đang cho thu hoạch, 20 ha trồng mới).

Theo những người nông dân ở đây, cây sả có ưu điểm phát triển tốt trên đất dốc, dễ chăm sóc, không cần bón nhiều phân, chỉ sau 3 tháng gieo trồng là đã có thể thu lượt lá đầu tiên; mỗi năm thu khoảng 5 đến 7 lượt lá, năng suất trung bình 17,5 tấn lá/ha/năm; 1 tấn lá sả chiết xuất được 8,3 kg tinh dầu (giá thị trường hiện nay khoảng 400.000 đồng/kg).

Đặc biệt, sả Java trồng 1 lần nhưng có thể cho thu hoạch trong 5 đến 7 năm, chi phí sản xuất không quá lớn, lại cho hiệu quả kinh tế cao, phù hợp để bà con phát triển và nhân rộng.

Hơn 90% hộ chăn nuôi trong tỉnh rắc vôi bột khử trùng chuồng trại

Để chủ động ngăn chặn, ứng phó kịp thời, hiệu quả với bệnh dịch tả lợn châu Phi, UBND tỉnh Lào Cai yêu cầu các sở, ngành, các địa phương tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn tất cả các trang trại, hộ chăn nuôi lợn tăng cường biện pháp tiêu độc, khử trùng, vệ sinh môi trường thông qua việc rắc vôi bột khu vực chăn nuôi. 

 

khu-trung.jpg
Ảnh: Báo Lào Cai

 

Tính đến hết ngày 5/4 đã có 65.172/71.461 hộ, trang trại rắc vôi bột khử trùng chuồng trại, đạt 91%. Các huyện có tỷ lệ hộ rắc vôi bột đạt cao gồm: Văn Bàn, Sa Pa, Si Ma Cai và thành phố Lào Cai đạt 100%; các huyện còn lại đạt hơn 90%.

Đến nay, tỉnh Lào Cai đã thành lập được 5 chốt kiểm soát động vật trên các tuyến tỉnh lộ, quốc lộ và 9 tổ kiểm soát cơ động với 120 thành viên. Cùng với đó, tỉnh tổ chức 6 lớp tập huấn về công tác phòng, chống dịch bệnh cho 220 cán bộ của trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện, thú y viên, khuyến nông viên cấp xã và thôn, bản; cấp phát 7.950 lít hóa chất, 200 bộ quần áo sinh học phục vụ công tác tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi; phối hợp với UBND huyện Bảo Thắng tổ chức lễ phát động tháng khử trùng tiêu độc môi trường tại xã Phú Nhuận.

Nông dân xã Việt Tiến (Bảo Yên) thu 1,2 tấn kén tằm

 

tam.JPG

Nông dân đưa kén tằm về điểm tập kết bán cho HTX Tiến Đạt. Ảnh: Báo Lào Cai

 

Với giá trung bình 100.000 đồng/kg kén tằm, nông dân xã Việt Tiến (Bảo Yên, Lào Cai) thu về 120 triệu đồng sau 13 ngày nuôi. Cán bộ khuyến nông cho biết, những tháng tới thời tiết nắng ấm, thời gian một vòng nuôi sẽ ngắn hơn, vì vậy hiệu quả kinh tế sẽ còn cao hơn.

Mô hình trồng dâu nuôi tằm được triển khai tại xã Việt Tiến từ cuối năm 2017, đến nay đã có 81 hộ tham gia, diện tích trồng dâu cũng tăng lên 25,6 ha. Tham gia mô hình, người dân được HTX cung ứng toàn bộ giống, hướng dẫn kỹ thuật trồng cây dâu, nuôi tằm và cam kết bao tiêu sản phẩm theo giá thị trường.

Ông Đỗ Văn Tiến, Giám đốc HTX Nông nghiệp và dịch vụ Tiến Đạt cho biết với năng suất kén tằm trung bình đạt 18 - 20 kg kén/vòng, sản lượng kén tằm trên 300 tấn/năm, giá trị đạt trên 35 tỷ đồng. Việc tiêu thụ kén tằm ổn định, giá từ 100.000 - 120.000 đồng/kg; tổng thu nhập từ 1 ha trồng dâu và nuôi tằm trung bình đạt hơn 400 triệu đồng/năm.

Từ hiệu quả mô hình tại Việt Tiến, hiện nhiều xã trên địa bàn huyện Bảo Yên như Lương Sơn, Long Khánh, Kim Sơn… cũng bắt đầu triển khai cho nhân dân đăng ký trồng cây dâu.

Hơn 1.400 tác phẩm sinh vật cảnh được trưng bày tại Bảo tàng Hùng Vương

Ngày 6/4, tại Bảo tàng Hùng Vương, thành phố Việt Trì, Hội Sinh vật cảnh và Làm vườn tỉnh phối hợp với Sở NN và PTNT tổ chức khai mạc trưng bày hoa, sinh vật cảnh với chủ đề “Hướng về nguồn cội - Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Kỷ Hợi”.

 

den-hung.JPG
Ảnh: Báo Phú Thọ

 

Các tác phẩm sinh vật cảnh được trưng bày từ ngày mùng 2 đến hết ngày 10/3 âm lịch.

Đây là lần trưng bày sinh vật cảnh có quy mô lớn, với gần 1.000 tác phẩm cây cảnh, hơn 100 giò hoa Phong Lan đặc sắc, 100 chậu hoa Hồng quý, gần 30 gian gỗ, đá nghệ, 150 lồng chim Chào Mào thi hót, 30 lồng chim Họa Mi chiến trưng diện phục vụ Lễ hội Đền Hùng… của hơn 100 đoàn, nhà vườn, hội sinh vật cảnh cấp tỉnh, cấp huyện từ nhiều tỉnh thành trong cả nước, có những hội sinh vật cảnh và nhà vườn đến từ những địa phương xa xôi như Hải Phòng, Quảng Ninh, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long… chất lượng các tác phẩm cũng được các nhà chuyên môn đánh giá cao, có nhiều tác phẩm đã từng đạt giải cao trong nhiều cuộc  thi.

Triển lãm đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người dân, nhất là những người yêu sinh vật cảnh trong, ngoài tỉnh. Đặc biệt năm nay trưng bày có sự góp mặt lần đầu tiên của giống lan quý Phi Điệp 5 cánh trắng Âu Cơ.

Trong dịp này, cũng có nhiều hoạt động đắc sắc được tổ chức như: Giao lưu giữa các nhà vườn trong và ngoài tỉnh; ra mắt Câu lạc bộ Chim Họa Mi và cuộc thi Chim Chào Mào hót, Chim Họa Mi chiến…

 

 

 

V.N (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Để có sản phẩm lúa, gạo ngon được thị trường tiêu dùng lựa chọn, bà con nông dân phải thay đổi phương pháp canh tác, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm chất lượng. Có như vậy, người nông dân mới tiêu thụ được sản phẩm và có lợi nhuận cao, trong đó áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là một lựa chọn.

  • Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    120 gian hàng là những sản phẩm OCOP và thủ công mỹ nghệ được giới thiệu, trưng bày tại vườn hoa Tố Hữu thuộc Dải trung tâm TP. Hải Phòng.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Top