Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 25 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 28 tháng 2 năm 2020 | 14:13

Tổ hợp tác phát triển nuôi lươn không bùn

Thời gian gần đây, phong trào nuôi lươn không bùn ngày càng được nông dân ở huyện Trảng Bom (Đồng Nai) chọn làm mô hình kinh tế chính của gia đình.

Với ưu điểm chi phí đầu tư thấp, lợi nhuận cao, dễ chăm sóc, ít dịch bệnh, phù hợp với các hộ có quy mô đất ít, mô hình này đang được nhân rộng.

 

nuoi-giun.jpg

Ông Nguyễn Danh Uy, Tổ trưởng Tổ hợp tác nuôi lươn không bùn xã An Viễn, đang cho lươn ăn. Ảnh: B.Mai

 

Ông Nguyễn Danh Uy, Tổ trưởng Tổ hợp tác nuôi lươn không bùn xã An Viễn, cho biết, trước đây ông nuôi gà, nhưng giá cả lên xuống thất thường, ông chuyển sang nuôi heo. Năm 2017, giá heo “chạm đáy”, ông lỗ nặng và quyết định cải tạo chuồng trại để nuôi lươn không bùn theo tiêu chuẩn VietGAP.

Dù chỉ mới áp dụng 3 năm nay, nhưng mô hình nuôi lươn không bùn mang lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho ông Uy. Với 8 bể nuôi, trung bình mỗi bể 5m2, ông thả khoảng 3 ngàn con giống. Sau 8 tháng, mỗi bể nuôi cho thu hoạch khoảng 400kg. Giá lươn ổn định ở mức 160 ngàn đồng/kg, tỷ lệ lợi nhuận khá cao, trong trường hợp giá lươn khoảng 200 ngàn đồng/kg, người nuôi lời khoảng 100 ngàn đồng/kg.

Ông Uy bộc bạch, chi phí đầu tư nuôi lươn không bùn thấp hơn nhiều so với nuôi heo, nuôi gà công nghiệp. Lươn ít dịch bệnh, không mất nhiều công chăm sóc, giá cả và đầu ra lại ổn định. Người nuôi có thể tận dụng đất xung quanh nhà làm bể nuôi lươn. Ông Uy lưu ý, để việc nuôi lươn mang lại hiệu quả cao, đạt chất lượng tốt, cân nặng đồng đều, người nuôi phải chọn nguồn giống sạch bệnh và vệ sinh bể thật kỹ trước khi nuôi. Trong quá trình nuôi, nguồn thức ăn phải đảm bảo vừa đủ, hạn chế lãng phí và gây ô nhiễm nguồn nước.

“Mỗi ngày cho lươn ăn 2 lần và thay nước 2 lần. Khoảng 2 tháng đầu nên cho lươn ăn trùn (giun) để tăng sức đề kháng, lớn nhanh và khỏe mạnh”, ông Uy cho hay.

Ngoài việc nuôi lươn thương phẩm, ông Uy nhập lươn giống phân phối cho người nuôi trong xã và các xã lân cận.

Hiện tại,  Tổ hợp tác nuôi lươn không bùn xã An Viễn có hàng chục xã viên tham gia. “Chúng tôi đang phối hợp với Hội Nông dân xã nhân rộng mô hình, giúp bà con tăng thu nhập, góp phần phát triển kinh tế địa phương”, ông Uy nói.

Sau đợt biến động giá gà, vịt, đợt dịch tả heo (lợn) châu Phi, nhiều địa phương ở Trảng Bom đã thành lập tổ hợp tác nuôi lươn không bùn và phát triển mô hình này.

 

 

Lê An
Ý kiến bạn đọc
  • Anh Ngô Quang thu quả ngọt từ cây sầu riêng

    Anh Ngô Quang thu quả ngọt từ cây sầu riêng

    Đắk Nông được đánh giá có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thích hợp để trồng cây ăn trái, trong đó có cây sầu riêng. Những năm qua, cây sầu riêng đã mang lại thu nhập cao cho nhiều gia đình, trong đó có gia đình anh Ngô Quang, ở phường Nghĩa Đức, TP.Gia Nghĩa.

  • Lão nông Hải Phòng trồng cỏ nuôi dê đạt hiệu quả kinh tế cao

    Lão nông Hải Phòng trồng cỏ nuôi dê đạt hiệu quả kinh tế cao

    Đã ngoài 70 tuổi, nhưng ông Vũ Văn Nhĩ (thôn Minh Hậu, xã Toàn Thắng, huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng) vẫn ngày ngày cần mẫn tận dụng đất bỏ hoang, bờ mương ven đường để trồng cỏ nuôi hơn 100 con dê. Mô hình nuôi dê đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp gia đình ông thoát nghèo, trở nên khá và từng bước lên hộ giàu.

  • Thử thách đặt ra khi theo nghề Freelancer

    Thử thách đặt ra khi theo nghề Freelancer

    Nhiều người thường nghĩ công việc của một Freelancer khá thoải mái khi họ được tự chủ về mặt thời gian làm việc. Thực tế, công việc này cũng có những thử thách và áp lực riêng mà không phải ai cũng biết.

Top