Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 8 tháng 5 năm 2024  
Thứ hai, ngày 20 tháng 6 năm 2016 | 1:18

Triệu Phong mở rộng vùng chuyên canh rau an toàn

Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, những năm qua, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) khuyến khích mở rộng vùng rau chuyên canh theo hướng hàng hóa, nhằm tăng thêm thu nhập cho người dân.

Thu hoạch rau màu. Ảnh: PV

Cũng như nhiều hộ dân khác tại xã Triệu Long, gia đình chị Đoàn Thị Thanh ở thôn Đâu Kênh, ngoài làm ruộng còn tận dụng đất vườn gần 2 sào để trồng thêm các loại rau nhằm cải thiện thu nhập. Đầu vụ, chị đầu tư 5 triệu đồng  làm nhà lưới và mua giống các loại cây rau như ngò gai (mùi Tàu), mồng tơi, diếp cá…; sau 3 tháng gieo trồng là cho thu hoạch. So sánh với một số loại cây trồng khác như khoai lang hay sắn thì cây rau màu cho thu nhập cao gấp 4 - 5 lần, đặc biệt là có thể trồng và thu hoạch quanh năm. Chị Thanh cho biết: “Trước đây, vùng đất trồng rau này, gia đình tôi trồng lúa, nhưng do thiếu nước, năng suất lúa không cao. Sau khi được xã tập huấn hướng dẫn trồng rau màu, tôi chuyển sang trồng các loại rau màu, thấy giá trị mang lại gấp nhiều lần trồng lúa mà công chăm bón, thu hoạch cũng nhẹ nhàng hơn”. 

Ông Lê Văn Sơn, Phó chủ tịch UBND xã Triệu Long, cho biết, xã đang chỉ đạo khai thác tiềm năng vùng đất ven sông Thạch Hãn để phát triển rau màu. Địa phương đã rà soát lại toàn bộ diện tích đất trên toàn xã để quy hoạch vùng sản xuất thích hợp cho từng loại cây trồng. 

Xã Triệu Long hiện có 37ha rau chuyên canh, thu hút khoảng 78 hộ dân tham gia. Ngoài ra, diện tích rau xen canh, gối vụ cũng được bà con ở đây canh tác với diện tích hàng năm gần 60ha. Để giúp người dân phát triển các loại cây rau màu, xã đã phối hợp với các ban, ngành chuyên môn mở nhiều lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Theo tính toán của những người dân trực tiếp trồng rau, 1ha rau chuyên canh cho thu nhập gần 100 triệu đồng/năm. Nhờ đó, giúp các hộ có thu nhập, nuôi con cái ăn học, cải thiện cuộc sống. 

Nói về việc chuyển đổi cây trồng trên địa bàn xã, ông Sơn cho biết thêm: “Trước tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, thực hiện chủ trương chuyển đổi cây trồng của UBND huyện Triệu Phong, xã đã chỉ đạo nông dân chuyển một số diện tích đất cao, không đủ nước tưới sang trồng rau nhằm tránh tình trạng đất bỏ hoang, đồng thời đảm bảo thu nhập, góp phần ổn định cuộc sống cho người dân”. 

Không chỉ xã Triệu Long phát triển rau màu, mà nhiều địa phương  như Nại Cửu (Triệu Đông), An Lợi (Triệu Độ), Đại Hào (Triệu Đại), An Trú (Triệu Tài), Đạo Đầu (Triệu Trung)... cũng có diện tích trồng rau  khá lớn. Việc hình thành các mô hình sản xuất rau chuyên canh ở các địa phương giúp huyện Triệu Phong đảm bảo được nguồn thực phẩm, phục vụ nhu cầu hàng ngày của nhân dân. Triệu Phong có trên 1.800 ha đất chuyên canh rau. Nghề trồng rau mang lại cho người dân nguồn thu nhập từ 50 - 100 triệu đồng/ha. Để mô hình này mang lại hiệu quả cao hơn, đảm bảo tính bền vững, huyện đã tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để người trồng rau áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Qua đó, khuyến cáo bà con sử dụng phân vi sinh giúp cải tạo đất, hạn chế các đối tượng sâu bệnh gây hại cây trồng. 

Ông Võ Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện, cho biết thêm: “Thời gian tới, chúng tôi đề xuất với UBND huyện phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trạm Khuyến nông-Khuyến ngư mở thêm các lớp tập huấn cho hội viên. Qua đó, nhằm bổ trợ kiến thức, kỹ thuật cho nông dân để họ chủ động và tự tin hơn khi mở rộng mô hình này. Trên cơ sở đó, Hội sẽ tổ chức tham quan, học hỏi các mô hình điểm để nhân rộng trên địa bàn”. 

Hiệu quả kinh tế mang lại từ mô hình chuyên canh rau an toàn đã minh chứng cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp ở Triệu Phong là đúng hướng, góp phần nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích, từng bước hình thành vùng sản xuất rau sạch, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Minh Kha - Hồng Lĩnh

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Cần hướng đi bền vững cho sầu riêng Kiên Giang

    Cần hướng đi bền vững cho sầu riêng Kiên Giang

    Toàn tỉnh Kiên Giang có hơn 260ha trồng sầu riêng, sản lượng ước đạt 1.800 tấn/năm. Tuy sản lượng chưa nhiều so với các vùng trọng điểm khác, song, với hiệu quả kinh tế mà sầu riêng mang lại, rất cần hướng đi đúng và bền vững cho loại nông sản có giá trị cao này.

  • Làm giàu từ mô hình VAC

    Làm giàu từ mô hình VAC

    Với quyết tâm phát triển kinh tế, năm 2016, ông Nguyễn Văn Bích ở khu Xuân Quang, phường Yên Thọ (TX. Đông Triều - Quảng Ninh) mạnh dạn chuyển đổi diện tích canh tác kém hiệu quả sang mô hình trang trại tổng hợp VAC (nuôi lợn, cá chạch và cây ăn quả).

  • Thừa Thiên- Huế tăng cường phòng chống hạn hán, thiếu nước

    Thừa Thiên- Huế tăng cường phòng chống hạn hán, thiếu nước

    Trước nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chủ động các phương án để đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt, sản xuất của người dân.

  • Nuôi thành công cá Koi ở vùng chiêm trũng

    Nuôi thành công cá Koi ở vùng chiêm trũng

    Nhiều lần thất bại trong việc đầu tư nuôi các loại cá cảnh khác nhau, nhưng với niềm đam mê của mình, anh Vũ Văn Tăng đã vượt qua mọi khó khăn để thực hiện thành công mô hình nuôi cá Koi.

  • Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Giống mận hồng mới trái to, thịt chắc, ăn giòn, ngọt được anh Trần Ngọc Quận (44 tuổi, ngụ ấp Thành Lộc, xã Thành Trung, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) trồng thành công và cho trái đạt trọng lượng lên đến 5 trái/kg.

  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp của thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa

    Lan tỏa phong trào khởi nghiệp của thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa

    Để khơi dậy và lan toả phong trào khởi nghiệp của thanh niên nói chung và thanh niên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hoá nói riêng, Tỉnh đoàn Thanh Hóa đang tích cực phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các ban, ngành, đoàn thể triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ, đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp.

Top