Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 13 tháng 5 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 5 tháng 3 năm 2017 | 4:35

Vải thiều chưa ra hoa: Lo mất mùa!

Thời tiết ấm được cho là nguyên nhân khiến hàng chục nghìn hecta vải thiều tại tỉnh Bắc Giang chưa chịu ra hoa khiến người trồng mất ăn, mất ngủ. Những ngày tới nếu thời tiết không lạnh, khả năng mất mùa vải là rất cao. Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang, tính đến ngày 28/2, gần 10.000ha vải của tỉnh này đã ra lá, ít có khả năng ra hoa; 11.000ha đang chờ thời tiết lạnh để kết hoa.

Đến ngày 28/2, gần 10.000ha vải chính vụ ở Bắc Giang đã ra lá, ít có khă năng ra hoa.

Hiện, người trồng vải ở huyện Lục Ngạn đang như ngồi trên lửa vì phần lớn diện tích vải thiều của họ chưa đơm hoa. Trong khi thời điểm này năm ngoái, hoa vải đã bắt đầu nở rộ.

Anh Nguyễn Đình Quang, thôn Hải Yên, xã Trù Hựu cho biết, gia đình có hơn 1 mẫu (1 mẫu Bắc Bộ = 3.600m2) vải, đa số là vải chính vụ, bằng giờ năm ngoái, hoa đã nở trắng vườn nhưng năm nay hoa chẳng thấy đâu, chỉ thấy cây ra lộc. Cùng diện tích này năm 2016, gia đình thu về gần 100 triệu đồng tiền vải, năm nay nguy cơ mất trắng là rất cao. “Chưa năm nào hoa vải ít như năm nay”, anh Quang nói.

Cùng ở thôn Hải Yên, hộ ông Nguyễn Khắc Mùi có hơn 5 sào vải chính vụ, đến nay cũng chưa ra hoa. Theo ông Mùi, hiện vải đã ra lộc và đã quá vụ, do vậy nếu có rét thì vải cũng không thể ra hoa. Với diện tích này so với năm 2016, năm nay gia đình ông thất thu 50-60 triệu đồng.

Được biết, vụ vải năm 2017, huyện Lục Ngạn có 16.293ha, trong đó vải chín sớm 1.750ha, hiện 75 - 80% diện tích đã ra hoa. Còn lại 14.543ha vải chính vụ, trong đó có 15-20% diện tích vải đã ra hoa xen kẹp lộc, diện tích còn lại vẫn ở giai đoạn “ngủ”, phải trông chờ vào thời tiết.

Theo ông Tăng Văn Huy, Phó trưởng phòng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lục Ngạn, cùng thời điểm này năm ngoái vải đã có hoa, một số hoa đã nở nhưng năm nay tất cả đều im lìm, đây cũng là lần đầu tiên Lục Ngạn xảy ra tình trạng này.

Theo ông Lê Bá Thành, Phó chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, sau khi thu hoạch vụ vải năm 2016, bà con chăm sóc vải rất tốt. Tuy nhiên, trong tháng 11, 12/2016 và tháng 1/2017, nhiệt độ cao hơn trung bình các năm từ 1-2,3 độ C nên đến nay 70% diện tích vải trên địa bàn chưa có nụ, ra hoa.

Cũng theo ông Thành, huyện Lục Ngạn đang tập trung chỉ đạo, hướng dẫn người dân áp dụng các biện pháp hóa học, lý học làm sao cho vải ra hoa đạt tỷ lệ cao nhất. Bên cạnh đó, phối hợp với các cục, vụ, viện, trường (thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT) nghiên cứu, xem xét một cách khoa học, trung thực, khách quan để rút ra bài học, có cách ứng phó với biến đổi thời tiết.

Ông Vũ Đình Phượng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang nhận định: “Năm 2017, toàn tỉnh có 6.000ha vải chín sớm và hơn 25.000ha vải chính vụ. Vải chín sớm tập trung nhiều ở huyện Tân Yên, Lục Ngạn, tỷ lệ ra hoa đạt 85%, có nơi đã đậu quả. Hiện, người dân đang nỗ lực chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh theo đúng quy trình”.

Ông Phượng cho biết thêm, hơn 25.000ha vải chính vụ, nếu theo thông lệ thì thời điểm này đã ra hoa hết nhưng năm nay thời tiết ấm nên điều kiện để ra hoa gặp bất lợi. Đến nay, qua thống kê sơ bộ, có khoảng 30-40% diện tích vải (tương đương gần 10.000ha) đã ra lá, ít có khả năng ra hoa; 15% diện tích đã ra hoa (tương đương 3.700 ha); diện tích còn lại đã nhú mầm (tương đương 11.000ha) nếu gặp thời tiết lạnh như hiện nay có khả năng ra hoa muộn.

Trước thực trạng này, Sở Nông nghiệp và PTNT đã cử cán bộ xuống địa bàn giúp người dân phân loại diện tích đã ra lộc mà không có khả năng ra hoa thì có chế độ chăm sóc riêng. Những cây đã ra hoa tiếp tục theo dõi, phòng trừ sâu bệnh; diện tích có khả năng ra hoa có thể dùng phân bón lá để kích thích mầm hoa….

Ông Phượng cho biết, trong trường hợp vải thiều mất mùa, giải pháp quan trọng nhất của Bắc Giang là tập trung chăm sóc diện tích vải ra quả để nâng cao chất lượng, từ đó tăng hiệu quả kinh tế. Chất lượng cao thì giá cả nâng lên, đồng thời làm tốt khâu kết nối thị trường để nâng cao giá trị quả vải.

Trao đổi với phóng viên, bà Vũ Thị Hà, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hải Dương cho biết, năm 2017 diện tích vải của Hải Dương là 10.500ha, trong đó có 2.000ha vải chín sớm, hiện đã ra hoa; 8.500ha còn lại là vải chính vụ, với khoảng 20% diện tích đã ra hoa, diện tích còn lại chưa bật hẳn nên không biết là hoa hay lộc. So với năm 2016, năm nay hoa ra chậm hơn từ 7 - 10 ngày. Nguyên nhân là do nhiệt độ không đủ lạnh.

Hoàng Văn

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    120 gian hàng là những sản phẩm OCOP và thủ công mỹ nghệ được giới thiệu, trưng bày tại vườn hoa Tố Hữu thuộc Dải trung tâm TP. Hải Phòng.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

  • Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Về làng Sen, xã Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An) mùa này, du khách không chỉ thưởng ngoạn sắc hồng của sen. Vẫn lối cũ ấy, nhưng lại được ấp ôm bởi những vườn mẫu, vườn chuẩn NTM, những homestay với mục tiêu chính không phải để kinh doanh mà cốt yếu để tỏ tấm chân tình người dân quê Bác với du khách thập phương...

Top