Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 18 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 20 tháng 12 năm 2019 | 11:8

“Vua rừng” Hồ Đa Thê – Tấm gương nông dân làm giàu ở Huế

Đang làm việc trong cơ quan nhà nước, ông Hồ Đa Thê quyết định xin nghỉ việc để đi trồng rừng. Thời điểm ấy nhiều người nghĩ rằng ông “có vấn đề” nhưng giờ đây ông Thê đã chứng minh cho mọi người thấy quyết định của mình là đúng đắn.

Bước ngoặt

Ông Hồ Đa Thê là người xuất thân trong gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn tại xã Lộc Hòa, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Với nhiều cố gắng trong học tập ở tuổi niên thiếu, ông Thê đã được làm việc tại một cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, đồng lương chẳng mấy khấm khá khi làm việc ở đây đã không thể giúp ông cải thiện kinh tế gia đình.

Những trật vật ấy khiến ông đi đến một quyết định hết sức táo bạo là nghỉ việc trong cơ quan nhà nước, vác ba lô vào rừng vừa khai hoang vừa chăm sóc các cây mới trồng và mở rộng phát triển trồng rừng lấy gỗ. Hành trang ông mang theo lúc này khát vọng cải thiện kinh tế gia đình và có thêm những đùm cơm nắm.

Quyết định của ông Thê tại thời điểm ấy rõ ràng chẳng dễ chút nào. Thậm chí, trước sự mạo hiểm ấy nhiều người cho rằng ông Thê “có vấn đề”.

“Khi biết tin tôi xin nghỉ việc trong cơ quan Nhà nước, nhiều người nói tôi “có vấn đề” kể cả người thân trong gia đình cũng can ngăn nhưng tôi đã quyết định và gói cơm lên rừng khai hoang làm nông nghiệp” – ông Hồ Đa Thê chia sẻ.

Thời điểm ông Thê đi làm kinh tế rừng gặp rất nhiều khó khăn do đường sá vô cùng trắc trở, việc phải đi bộ, lội suối nhiều giờ đồng hồ trong rừng là hết sức bình thường. Không những vậy, những mảnh bom đạn chiến tranh còn sót lại luôn ẩn chứa những nguy hiểm sẽ đến bất thình lình.

Nhiều người thường nói “rừng thiêng nước độc”, nhưng ông Thê thì khác, người đàn ông giàu nghị lực ấy luôn nghĩ “người phụ đất chứ đất không phụ người”. Kiên định với tư tưởng ấy, ông Thê cần cù vừa khai hoang từng mảnh đất, vừa đi thực tế học hỏi kinh nghiệm của các mô hình trồng rừng có hiệu quả ở nhiều nơi.

Trời đã không phụ lòng người! Công sức của “vua rừng” Hồ Đa Thê sớm gặt hái những kết quả tốt đẹp. Với những chuyến đi và những kinh nghiệm quý báu có được, ông Hồ Đa Thê tập trung khai hoang, trồng và chăm sóc rừng một cách khoa học. Đến năm 2012, ông chuyển từ trồng rừng theo kiểu truyền thống sang trồng rừng có chứng chỉ (FSC) nên hiệu quả kinh tế tăng lên nhiều lần. Từ việc trồng rừng lấy dăm chuyển sang trồng rừng lâu năm lấy gỗ (để rừng kéo dài thêm 2 năm) giá trị thu về từ 250 - 300 triệu đồng/ha.

 

Hiện nay gia đình “vua rừng” Hồ Đa Thê đã có một cuộc sống khá giả với thu nhập hằng năm từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng.
Hiện nay, gia đình “vua rừng” Hồ Đa Thê đã có một cuộc sống khá giả với thu nhập hàng năm từ 800 - 1 tỷ đồng/năm.

 

Cùng bà con làm giàu

Đến nay, diện tích rừng kinh tế của ông đã lên tới 25 ha. Với mô hình trồng rừng có chứng chỉ đã mang lại thu nhập trung bình mỗi năm của gia đình ông Hồ Đa Thê từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng. Cũng vì lẽ đó, hiện nay ông Thê được người dân gọi với cái tên trìu mến “vua rừng” ở tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Ở một khía cạnh khác, năm 2016, khi Hội Chủ rừng phát triển bền vững tỉnh Thừa Thiên - Huế (FOSDA) ra đời, ông Thê đã đứng ra thành lập Chi hội Chủ rừng phát triển bễn vững Hòa Lộc trực thuộc FOSDA, quy tụ 25 thành viên để tham gia thực hiện chứng chỉ rừng.

Trên cơ sở Chi hội Chủ rừng phát triển bễn vững Hòa Lộc, vào tháng 4/2018, ông đã thành lập Hợp tác xã Hòa Lộc với khởi điểm là 30 thành viên và ông Thê được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã.

Với các lĩnh vực kinh doanh gồm gieo ươm cây giống chất lượng cao thân thiện môi trường, trồng và chăm sóc rừng, chế biến và mua bán gỗ rừng; đặc biệt, nhờ sự quyết tâm của của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc hợp tác xã trong việc cam kết Ban Giám đốc chỉ nhận lương sau 1 năm và chỉ khi kinh doanh có lãi đã tạo ra động lực to lớn với toàn bộ thành viên của đơn vị này.

Kết quả hoạt động của Hợp tác xã sớm được cụ thể hóa. Sau hơn một năm đi vào hoạt động, các thành viên Hợp tác xã và chi hội có 804ha rừng trồng, trong đó 540ha đã được cấp chứng chỉ FSC; vườn ươm cây giống keo thân thiện môi trường đã thành lập với túi bầu hữu cơ tự hủy, quy mô khoảng 1 triệu cây/năm; dây chuyền thiết bị bóc ván để bao tiêu sản phẩm gỗ của thành viên đã được đầu tư với kinh phí 1,2 tỷ đồng.

Hiện nay, Hợp tác xã Hòa Lộc đã có Công ty TNHH 1 thành viên Vũ Minh vừa là doanh nghiệp thành viên, vừa là đối tác đứng ra lo đầu vào (cây giống thân thiện môi trường, không sử dụng túi bầu nilon), về phía đầu ra, bao tiêu sản phẩm đã có Công ty Scancia Pacipic đảm nhận.

Với tư cách Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Hợp tác xã Hòa Lộc ông Hồ Đa Thê cho biết, trồng rừng gỗ lớn theo tiêu chuẩn FSC chỉ kéo dài thời gian thêm 2 năm nhưng lợi nhuận cao hơn từ 150 - 200 triệu đồng/ha so với trồng rừng gỗ nhỏ. Bình quân lợi nhuận từ trồng rừng gỗ lớn đạt từ 230 - 280 triệu đồng/ha.

“Tôi thường xuyên đứng ra vận động giúp đỡ các hộ dân nghèo trong xã cũng như các địa phương lân cận phát triển kinh tế. Nhờ áp dụng hiệu quả mô hình kinh tế rừng, nhiều hộ dân ở địa phương đã thoát nghèo và trở nên giàu có”, ông Thê chia sẻ.

Hoạt động của Hợp tác xã Hòa Lộc đang giải quyết việc làm thường xuyên cho 30 lao động với thu nhập bình quân từ 6 - 8 triệu đồng/tháng. Được biết, trong thời gian tới, khi Hợp tác xã đưa vào sử dụng nhà máy cưa xẻ, sơ chế gỗ nguyên liệu, số lao động được giải quyết việc làm thường xuyên dự kiến sẽ tăng lên khoảng hơn 100 người.

Những thành tích nổi bật của Hợp tác xã Hòa Lộc và cá nhân “vua rừng” Hồ Đa Thê đã được các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương ghi nhận, biểu dương.

Cụ thể, vào cuối tháng 8/2019, Hợp tác xã Hòa Lộc vinh dự được tiếp đón Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đến thăm. Trong chuyến thăm, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã biểu dương, đánh giá cao mô hình làm kinh tế của Hợp tác xã Hòa Lộc.

Theo Phó Thủ tướng, đây là mô hình không chỉ đưa lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong việc giữ rừng, trồng và phát triển rừng bền vững, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Phó Thủ tướng đề nghị lãnh đạo tỉnh, ngành nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên - Huế cần hỗ trợ tích cực hơn nữa để Hợp tác xã Hòa Lộc phát triển bền vững. Trong dịp này, Hợp tác xã được Phó Thủ tướng trao tặng 1 bộ máy vi tính.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế thăm và khen ngợi mô hình trồng rừng của Hợp tác xã Hòa Lộc
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế thăm và khen ngợi mô hình trồng rừng của Hợp tác xã Hòa Lộc

 

Hợp tác xã Hòa Lộc đã nhận được hàng loạt Bằng khen, Giấy khen của các bộ ngành trung ương và các cơ quan ban ngành ở tỉnh Thừa Thiên - Huế về thành tích làm kinh tế giỏi.

Cá nhân “vua rừng” Hồ Đa Thê cũng đã được nhận rất nhiều Bằng khen, Giấy khen và mới đây nhất ông là 1 trong 63 gương mặt nông dân tiêu biểu được bình chọn danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2019”. 

 

Cá nhân ông Thê và Hợp tác xã Hòa Lộc nhận được nhiều bằng khen về làm kinh tế giỏi của các ban ngành, chính quyền địa phương.
Cá nhân ông Thê và Hợp tác xã Hòa Lộc nhận được nhiều bằng khen về làm kinh tế giỏi của các ban ngành, chính quyền địa phương.

 

Sau những nỗ lực hết mình vì cộng đồng trong nhiều năm qua cùng với việc làm kinh tế giỏi, hiện tại ông Thê được người dân bầu giữ chức trưởng thôn Hòa Lộc. Trong số 156 hộ của thôn có đến 80% là kinh tế khá giả.

 

 

Văn Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Để có sản phẩm lúa, gạo ngon được thị trường tiêu dùng lựa chọn, bà con nông dân phải thay đổi phương pháp canh tác, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm chất lượng. Có như vậy, người nông dân mới tiêu thụ được sản phẩm và có lợi nhuận cao, trong đó áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là một lựa chọn.

  • Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    120 gian hàng là những sản phẩm OCOP và thủ công mỹ nghệ được giới thiệu, trưng bày tại vườn hoa Tố Hữu thuộc Dải trung tâm TP. Hải Phòng.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Top