Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 16 tháng 5 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 3 tháng 8 năm 2019 | 18:28

Vườn hoa cây cảnh, cây công trình ở Nghi Ân lãi “khủng”

Từ 1.500m2 VAC ở TP. Vinh, chủ nhân đã chuyên sâu hoa cây cảnh, cây công trình, sau nhiều năm kiên trì, khu vườn đã cho thu nhập “khủng”.

Ông Nguyễn Văn Đồng, xóm Kim Mỹ, xã Nghi Ân, TP. Vinh (Nghệ An), cho biết, khởi đầu, gia đình chỉ có 1.500 m2 vườn tạp, chuyên làm VAC: vài luống rau, hoa cúc, thược dược, nuôi 2 con bò, lợn, gà 2 -3  lứa/năm; ngoài đồng có một ít lúa, lạc.

img_7048.JPG

 Trồng cây bóng mát 

 

Đến mùa vụ, 2 vợ chồng chở xe máy đi bán hoa ở các chợ ngoại ô, chợ Cọi (Hưng Lộc), chợ Sơn (Nghi Thanh). Mỗi ngày lãi  300 – 700.000 đồng.

Bình quân 1 tháng đi chợ hoa 1 lần, hoặc 1 năm đi vài lần, vào các ngày lễ lớn trong năm. Tổng thu nhập cả năm khoảng 20 – 30 triệu đồng. Ngoài ra, còn có thêm thu nhập từ chăn nuôi, nhưng không đáng kể.

Tuy nhiên, bước ngoặt lớn của gia đình ông, vào những năm 2010 – 2011, khi ông làm Chi hội trưởng Hội Nông dân xã, có điều kiện đi tham quan mô hình trong Nam, ngoài Bắc.

Đi nhiều, học hỏi nhiều, một lần đến tỉnh Hưng Yên, thấy địa phương chuyên bán hoa, cây cảnh, cây công trình, cây bóng mát, ông rút ra kinh nghiệm, làm kinh tế phải nghe ngóng thị trường, và cung-cầu phải gặp nhau, để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Trở về quê, ông mạnh dạn chuyển đổi toàn bộ diện tích vườn nhà, vườn đồng sang trồng cây cảnh, cây công trình, cây bóng mát như ngày nay.

Chủ yếu, có các loại như: xoài, sấu, sao đen, bằng lăng tím, bàng Đài Loan, hoa ban tím, ban đỏ, xà cừ, cỏ… Theo đó, các loại hoa, cây cảnh, mua vào 50 – 70.000 đồng/cây, bán ra 100 – 120.000 đồng/cây.

Buổi đầu, khách tự tìm đến mua, lâu dần có thương hiệu, uy tín, nhận được các đơn hàng to, nhỏ, của các cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn và các vùng lân cận.

Hiện, ngoài 1.500 m2 vườn nhà, vườn đồng, ông Đồng còn thuê thêm 1.000 m2, nâng tổng diện tích lên 5.000 m2, đầu ra sản phẩm ngày càng rộng mở.

 

img_7052.JPG

 Công nhân đang trồng cỏ ở Kho bạc Nghệ An

 

Được biết, mỗi năm ông nhận được khoảng 2 -3 công trình lớn của nhà nước, có công trình cần đến hàng nghìn cây xanh, ví như: Hà Tĩnh, là địa phương liền kề, mỗi lần đặt hàng  1.000 – 2.000 cây sao đen; trung bình  5.000 cây/năm.

“Theo đó, mỗi khi có công trình lớn phải thuê hàng chục công nhân, công trình nhỏ 5 – 7người; trồng cỏ thảm 40 – 50 người/đợt. Bình quân tiền công 250.000 – 300.000 đồng/người/ngày (có cả ăn trưa).

Tuy nhiên, cái khó của Nghệ An và các tỉnh miền Trung là, lụt lội và hạn hán xảy ra nhiều, ví như: 2 tháng nắng nóng trọng điểm vừa qua ở TP. Vinh, thiệt hại 50 – 60% các loại cây công trình. Có khi, 1 xe sao đen 300 cây, chỉ còn  sống 100 cây, thiệt hại 15 – 16 triệu đồng/đợt là chuyện thường.

Hoặc, cây công trình, đường kính 30 cm, cao 4 -5 m, gặp gió bão, hay nắng to, phải tưới, chằng chống, bình quân tiền công lao động 300.000 đồng/người/ngày, có đợt phải thuê 20 – 30 công/tháng.

Hiện, thu nhập hàng năm của gia đình, lãi ròng 200 – 300 triệu đồng/năm”, ông Đồng chia sẻ.

 

 

Dương An Như
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Để có sản phẩm lúa, gạo ngon được thị trường tiêu dùng lựa chọn, bà con nông dân phải thay đổi phương pháp canh tác, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm chất lượng. Có như vậy, người nông dân mới tiêu thụ được sản phẩm và có lợi nhuận cao, trong đó áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là một lựa chọn.

  • Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    120 gian hàng là những sản phẩm OCOP và thủ công mỹ nghệ được giới thiệu, trưng bày tại vườn hoa Tố Hữu thuộc Dải trung tâm TP. Hải Phòng.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Top