Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 2 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 7 tháng 1 năm 2016 | 9:14

WB dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới 2016 sẽ chậm lại

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2016 sẽ chậm tại do các thị trường mới nổi chính kéo giảm.

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2016. Theo đó, mức tăng trưởng sẽ chậm tại các thị trường mới nổi chính sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2016, nhưng hoạt động kinh tế vẫn sẽ tăng nhẹ từ mức 2,4% năm 2015 lên 2,9% năm 2016 nhờ các nền kinh tế phát triển đã lấy lại đà tăng trưởng.

Tăng trưởng kém tại nhiều nền kinh tế mới nổi

Phân tích cụ thể, WB cho biết, tăng trưởng kém diễn ra đồng thời tại nhiều nền kinh tế mới nổi đã gây quan ngại đối với khả năng hoàn thành mục tiêu giảm nghèo và chia sẻ thành quả phát triển cho mọi đối tượng vì các nền kinh tế này từng là động lực thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu trong thập kỉ vừa qua.

wb du bao tang truong kinh te the gioi 2016 se cham lai hinh 0
 

Báo cáo cũng cảnh báo rằng tác động lan tỏa từ các nền kinh tế mới nổi sẽ kéo theo hạn chế tăng trưởng tại các nước đang phát triển và đe dọa những thành quả giảm nghèo vốn rất khó khăn mới đạt được.

Theo Chủ tịch Nhóm Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim, “trên 40% số người nghèo trên thế giới sống tại các nước đang phát triển, nơi tăng trưởng đã bị chậm lại trong năm 2015. Các nước đang phát triển cần tập trung tăng cường năng lực ứng phó với môi trường kinh tế kém thuận lợi và bảo vệ nhóm người bị thiệt thòi nhất. Lợi ích của các biện pháp cải cách quản trị và cải thiện môi trường kinh doanh là rất lớn và chúng có thể bù đắp tác động do tăng trưởng tại các nền kinh tế lớn bị chậm lại."

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2015 không đạt mức mong muốn khi giá nguyên vật liệu giảm, dòng vốn và thương mại suy yếu và các đợt xáo động tài chính làm giảm nhịp độ tăng trưởng. Mức tăng trưởng trong tương lai sẽ phụ thuộc vào đà tăng trưởng tại các nền kinh tế thu nhập cao, mức độ ổn định giá nguyên vật liệu và sự dịch chuyển dần của nền kinh tế Trung Quốc theo mô hình tăng trưởng dựa trên tiêu thụ và dịch vụ.

WB dự đoán các nước đang phát triển sẽ đạt mức tăng trưởng 4,8% năm 2016, thấp hơn mức dự báo trước đây nhưng vẫn cao hơn mức tăng trưởng 4,3% giai đoạn sau khủng hoảng trong năm 2015. Trong năm 2016, tăng trưởng dự đoán sẽ tiếp tục giảm tại Trung Quốc, còn Nga và Brazil sẽ tiếp tục suy thoái. Ấn Độ sẽ dẫn đầu khu vực Nam Á, nơi sẽ là điểm sáng về tăng trưởng. Hiệp định TPP vừa mới hoàn tất dự kiến cũng sẽ góp phần làm bùng nổ thương mại.

Phó Chủ tịch Nhóm Ngân Hàng Thế Giới, Kinh tế gia trưởng, ông Kaushik Basu, cho rằng thành tích tăng trưởng giữa các nền kinh tế mới nổi sẽ ngày càng phân hóa rõ rệt. So với 6 tháng trước đây, mức độ rủi ro đã tăng lên, nhất là khả năng suy giảm tăng trưởng diễn ra một cách không trật tự tại một nền kinh tế mới nổi lớn. Cần phối hợp các chính sách tài khoá và chính sách của ngân hàng trung ương để giảm nhẹ các rủi ro này và hỗ trợ tăng trưởng.

Tuy ít có khả năng xảy ra nhưng nếu các nền kinh tế mới nổi chủ chốt suy giảm nhanh hơn dự đoán thì nền kinh tế toàn cầu sẽ bị tác động. Trong số các rủi ro cần kể đến căng thẳng tài chính liên quan đến chu kì thắt chặt của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ và các căng thẳng địa chính trị.

Giám đốc Nhóm Triển vọng Kinh tế Phát triển của WB, ông Ayhan Kose, cho rằng: “Tăng trưởng mạnh lên tại các thị trường phát triển chỉ bù đắp phần nào các rủi ro do tăng trưởng tiếp tục suy giảm tại các thị trường mới nổi chính. Ngoài ra, còn phải kể đến rủi ro tài chính do chi phí vốn vay tăng lên.”

Khu vực Nam Á sẽ là điểm sáng về tăng trưởng

Theo WB, tại khu vực Đông Á Thái Bình Dương, tăng trưởng dự kiến sẽ giảm nhẹ xuống còn 6,3% trong năm 2016 từ mức 6,4% trong năm 2015. Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục giảm tốc độ tăng trưởng xuống còn 6,7% trong năm 2016 so với mức 6,9% năm 2015. Không kể Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng khu vực năm 2015 là 4,6%, tương đương mức 2014, do tăng trưởng các nước xuất khẩu nguyên vật liệu, trong đó có Indonesia và Malaysia, bị chậm lại nhưng lại được bù lại bởi tăng trưởng nhanh tại Việt Nam và mức độ khôi phục phần nào tại Thái Lan.

Rủi ro trong khu vực bao gồm suy giảm mạnh hơn dự kiến tại Trung Quốc, khả năng biến động thị trường tài chính có thể quay trở lại, và điều kiện tài chính bất ngờ bị thắt chặt.

Còn khu vực châu Âu và Trung Á tăng trưởng dự kiến sẽ đạt 3% năm 2016 so với mức 2,1% năm 2015 nhờ giá dầu giảm chậm hơn hoặc sẽ ổn định, nền kinh tế Nga mạnh lên và Ukraine hồi phục.

Các nước đang phát triển khu vực Mỹ La-tinh và Caribe năm 2016 dự kiến sẽ phục hồi nhẹ sau giai đoạn suy thoái và đạt mức tăng trưởng 0,1% sau khi giảm 0,7% năm 2015 do khu vực phải đối phó với tình trạng giá nguyên vật liệu giảm trong thời gian dài và các nền kinh tế lớn nhất trong khu vực đang phải đối phó với các thách thức trong nước. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng khác nhau tại mỗi tiểu khu vực.

Trung Đông và Bắc Phi thì dự kiến tăng trưởng sẽ tăng tốc và đạt mức 5,1% trong năm 2016 so với với 2,5% năm 2015 do các biện pháp trừng phạt đối với Cộng hòa Hồi giáo Iran sẽ bị dừng hoặc bãi bỏ và giúp nước này giữ vai trò lớn hơn trên thị trường năng lượng toàn cầu.

Khu vực Nam Á sẽ là điểm sáng về tăng trưởng đối với các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, theo đó tốc độ tăng trưởng sẽ đạt 7,3% năm 2016, sau khi đã đạt 7,0% năm 2015. Khu vực này có ít quan hệ buôn bán với Trung Quốc hơn so với các khu vực khác; và đây cũng là khu vực nhập khẩu ròng dầu lửa nên sẽ được hưởng lợi khi giá dầu toàn cầu giảm. Trong năm tài chính 2016-17, Ấn Độ, nền kinh tế chủ đạo trong khu vực, dự kiến sẽ tăng tốc và đạt mức tăng trưởng 7,8%, và Pakistan (tính trên chi phí yếu tố) sẽ tăng trưởng 4,5%. Khu vực tiểu Saharan châu Phi sẽ tăng trưởng 4,2% năm 2016 so với mức 3,4% năm 2015 nhờ giá nguyên vật liệu ổn định./.

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • ĐBSCL chuyển đổi mô hình sản xuất để thích ứng với hạn, mặn

    ĐBSCL chuyển đổi mô hình sản xuất để thích ứng với hạn, mặn

    Trước tình trạng hạn, mặn ngày càng diễn ra nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhiều nông dân đã chủ động chuyển đổi mô hình sản xuất đã thích ứng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu được dự báo sớm và biết cách thích ứng tốt, nông dân vẫn có thể sống khỏe giữa hạn, mặn.

  • Cây gió trầm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện miền núi Hà Tĩnh

    Cây gió trầm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện miền núi Hà Tĩnh

    Điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, đất đai bằng phẳng, những năm qua người dân xã Phúc Trạch, xã Hương Khê (Hà Tĩnh) không ngừng mở rộng diện tích trồng cây gió trầm. Với nhiều chính sách khuyến khích trong đầu tư phát triển kinh tế, nhất là đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, cây gió trầm đã góp phần quan trọng giúp hàng trăm hộ dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

  • Hòa Bình phát triển nuôi cá lồng kết hợp du lịch sinh thái ở lòng hồ thủy điện

    Hòa Bình phát triển nuôi cá lồng kết hợp du lịch sinh thái ở lòng hồ thủy điện

    Hòa Bình là địa phương có tiềm năng lớn trong phát triển nuôi trồng thủy sản. Nếu kết hợp hiệu quả giữa nuôi cá lồng và du lịch sinh thái trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình sẽ là hướng phát triển kinh tế bền vững.

  • Dưa gang muối, món ăn đặc sản của Bắc Ninh được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

    Dưa gang muối, món ăn đặc sản của Bắc Ninh được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận

    Dưa gang muối, một trong những món ngon dân dã mang đậm hương vị truyền thống của thị xã Quế Võ vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh cấp Văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chứng nhận, tạo thuận lợi thương mại hóa cho đặc sản địa phương.

  • Tự hào về truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh vững bước vươn xa

    Tự hào về truyền thống cách mạng, Hà Tĩnh vững bước vươn xa

    Tổng Bí thư Trần Phú - người con ưu tú của quê hương Hà Tĩnh và dân tộc Việt Nam đã cống hiến trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc; để lại cho Đảng, cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và Nhân dân những di sản quý báu.

  • Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Sở Công Thương tỉnh Hà Tĩnh phối hợp UBND TP Hà Tĩnh vừa tổ chức khai mạc “Phiên chợ quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP Hà Tĩnh năm 2024 và kỷ niệm 1 năm xây dựng phố chuyên doanh ẩm thực Nguyễn Du” tại khu vực đường Nguyễn Huy Oánh (phường Nguyễn Du).

Top