Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 22 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 17 tháng 8 năm 2016 | 2:9

Xây dựng nông thôn mới ở Quang Bình: Nỗ lực vượt khó

Quang Bình là huyện vùng thấp của tỉnh Hà Giang. Khi bắt đầu triển khai xây dựng nông thôn mới (XDNTM), huyện gặp rất nhiều khó khăn bởi các tiêu chí cơ bản như: đường, trường, thủy lợi… hầu như chưa đạt. Để tìm hiểu sâu hơn về Chương trình XDNTM trên địa bàn, phóng viên Báo Kinh tế nông thôn có cuộc trao đổi với ông Phùng Viết Vinh, Phó chủ tịch UBND huyện Quang Bình.

Phó chủ tịch UBND huyện Phùng Viết Vinh.

Thưa ông, sau 5 năm thực hiện Chương XDNTM, điều quan trọng nhất mà Quang Bình đạt được là gì?

Có thể khẳng định, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội từ huyện đến cơ sở, đặc biệt sự đồng thuận cao của người dân, sau 5 năm triển khai Chương trình XDNTM, bộ mặt nông thôn của huyện Quang Bình đã có nhiều khởi sắc và chuyển biến theo hướng tích cực. Cái được lớn nhất chính là đời sống vật chất, tinh thần của người dân ở nông thôn được tăng lên đáng kể; những vùng quê vốn nghèo ngày càng văn minh, hiện đại.

Xác định công tác tuyên truyền có vai trò hết sức quan trọng, Quang Bình đã chỉ đạo đẩy mạnh để người dân hiểu đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là phong trào sâu rộng toàn quốc. Phải tuyên truyền có chiều sâu, với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, hấp dẫn về nội dung, ý nghĩa của chương trình, về vai trò, trách nhiệm, quyền lợi của người dân trong XDNTM.

Đáng chú ý, để tạo động lực, huy động cả hệ thống chính trị và nhân dân tham gia chung sức XDNTM, Ban chỉ đạo huyện đã phát động phong trào “Ngày thứ Bảy vì NTM”. Qua 5 năm thực hiện, đã tổ chức 274 đợt phát động ra quân tại các xã, huy động  68.777 lượt cán bộ, đảng viên, đoàn viên và người dân tham gia. Kết quả, làm được 14,33km đường bê tông; mở mới 57,538km đường giao thông nông thôn; tu sửa, nâng cấp 99,581km đường giao thông nông thôn và 9 cầu tràn…

Đâu là thuận lợi, khó khăn và hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện, thưa ông?

Quang Bình có được sự đồng lòng của cán bộ, sự ủng hộ của nhân dân. Ngay từ thời điểm bắt đầu thực hiện Chương trình XDNTM, trong bối cảnh điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, huyện đã có sẵn hệ thống chính trị vững mạnh tại các thôn, xã để triển khai kịp thời, chất lượng. Ngoài ra, an ninh trật tự thôn, xóm được đảm bảo là nền tảng quan trọng để hướng tới các tiêu chí khác trong XDNTM. Trong quá trình thực hiện, huyện luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cơ quan, ban, ngành Trung ương, tỉnh, sự hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm tận tình của các địa phương khác.

Quang Bình có xuất phát điểm thấp, tại thời điểm bắt đầu triển khai Chương trình XDNTM, những tiêu chí quan trọng như giao thông, thủy lợi, trường học, thu nhập… gần như chưa có xã nào đạt.

Là huyện nghèo, nguồn vốn đầu tư cho XDNTM chưa nhiều, trong khi nguồn vốn xã hội hóa còn hạn chế do đời sống người dân còn nhiều khó khăn, hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn ít nhiều bị ảnh hưởng do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế.

Một số tiêu chí NTM chưa phù hợp với đặc thù của từng địa phương, dẫn đến khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.

Lãnh đạo huyện Quang Bình tham gia làm đường  giao thông nông thôn.

Hầu hết các xã chưa đề ra được cách làm để thực hiện các tiêu chí, nhất là tiêu chí có thể huy động nội lực trong nhân dân. Chưa kể Quang Bình thường phải gánh chịu ảnh hưởng thiên tai như bão, lũ, sạt lở đất, gây ra thiệt hại lớn, nhất là với địa bàn nông thôn.

Đến nay, Quang Bình đã đạt được những kết quả gì?

Người dân đã xác định vai trò chủ thể của mình trong XDNTM, họ vừa là người thực hiện, vừa là người hưởng lợi, từ đó, đồng thuận tích cực tham gia.

Đến hết 2015, Quang Bình đã có xã Vĩ Thượng đạt 19/19 tiêu chí, 1 xã đạt 12 tiêu chí, 8 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí, còn 4 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Tổng vốn thực hiện chương trình là 334.476 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương là 28.584 triệu đồng (vốn trái phiếu Chính phủ 17.200 triệu đồng, vốn đầu tư phát triển 8.011 triệu đồng, vốn sự nghiệp 3.373 triệu đồng); ngân sách tỉnh 1.000 triệu đồng; ngân sách huyện 1.276 triệu đồng; vốn lồng ghép 260.885 triệu đồng; vốn tín dụng 19.063 triệu đồng; vốn cộng đồng dân cư 22.258 triệu đồng; vốn doanh nghiệp 217 triệu đồng; vốn khác 1.193 triệu đồng.

Xin chân thành cảm ơn ông, chúc Quang Bình sớm về đích NTM!                              

Đức Sơn (thực hiện)

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Nhiều điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hải Phòng

    Nhiều điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hải Phòng

    Chiều 16/5, ông Bùi Văn Kiệm, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng đã thông tin một số điểm mới trong Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 tại Hội nghị cung cấp thông tin và giao ban báo chí tuần 20 do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo thành phố tổ chức.

  • Quảng Nam hỗ trợ nghiên cứu và phát triển ngành Dược liệu

    Quảng Nam hỗ trợ nghiên cứu và phát triển ngành Dược liệu

    Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam mong muốn các doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu Việt Nam cho ý kiến sâu về các giải pháp để phát triển ngành Dược liệu và Mỹ phẩm một cách bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương…

  • Năm 2025, Hải Phòng hoàn thành sắp xếp 41 đơn vị hành chính

    Năm 2025, Hải Phòng hoàn thành sắp xếp 41 đơn vị hành chính

    Thành ủy Hải Phòng vừa triệu tập Hội nghị để cho ý kiến đối với các Đề án về sắp xếp, thành lập, điều chỉnh địa giới hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn thành phố giai đoạn 2023-2025 và chủ trương lựa chọn biểu tượng thành phố.

  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top