Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 17 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 31 tháng 8 năm 2018 | 16:41

Xuất khẩu rau quả 8 tháng tăng 14,1%, hứa hẹn đạt hơn 4 tỷ USD/năm

Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và PTNT, giá trị xuất khẩu rau quả tháng 8/2018 ước đạt 346 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu rau quả 8 tháng đầu năm 2018 ước đạt 2,7 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm 2017.

Theo đó, trong 7 tháng của năm 2018, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc vẫn đứng đầu với 74% thị phần, giá trị xuất khẩu đạt 1,7 tỷ USD, tăng 12,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Các thị trường khác có giá trị xuất khẩu rau quả tăng mạnh là Thái Lan (38,6%), Hoa Kỳ (19,3%), Hàn Quốc (18,7%) và Malaysia (12,9%).

Đánh giá chung của Bộ Nông nghiệp và PTNT cho rằng, mùa vụ nhãn năm nay được đánh giá là “được mùa” với thời điểm tháng 8 là thời điểm thu hoạch. Giá nhãn lồng loại I hiện là 30.000 đồng/kg cung cấp cho hệ thống siêu thị, doanh nghiệp trong nước và xuất khẩu, còn giá nhãn bán cho thương lái hái xô chỉ dao động từ 10.000 - 12.000 đồng/kg, tùy theo chất lượng nhãn.

Đồng thời, tháng qua cũng là thời điểm thu hoạch của vụ na năm 2018, tại tỉnh Lạng Sơn có hơn 3.000ha trồng na tập trung chủ yếu ở các huyện Chi Lăng, Hữu Lũng; tổng sản lượng ước đạt 30-32 nghìn tấn quả, giá trị khoảng 1.000 tỷ đồng, giá na trung bình hiện khoảng 40.000 đồng/kg.

2.jpg
Rau quả là điểm sáng trong xuất khẩu nông sản. (Nguồn: IT)

 

Trong tháng qua, nhiều vùng trồng cam xoàn nghịch vụ tại một số tỉnh miền Tây được giá với mức giá dao động từ 26.000 - 32.000 đồng/kg.

Thị trường rau củ tại Lâm Đồng diễn biến tương đối ổn định và chỉ tăng nhẹ đối với một số loại so với tháng trước mặc dù thời tiết mưa nhiều diễn ra tại một số điểm cung ứng rau. Cụ thể, bắp cải trắng và bắp cải tím tăng lên mức giá tương ứng là 3500 đồng/kg và 12.000đ/kg; hành tây tăng 3.000đồng/kg lên mức giá 10.000đồng/kg. Đáng chú ý là tình trạng rau quả Trung Quốc trà trộn giả hàng Đà Lạt vẫn tiếp tục xảy ra khiến giá rau quả tại
đây không thể khởi sắc.

Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, năm nay giá trị xuất khẩu rau quả sẽ đạt trên 4 tỷ USD. Tuy nhiên xuất khẩu rau quả của Việt Nam đang có dấu hiệu chững lại, nếu so với tốc độ tăng trưởng 47,8% trong 8 tháng năm 2017 so cùng kỳ năm 2016.

Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng cho biết, ước giá trị nhập khẩu mặt hàng rau quả tháng 8/2018 đạt 224 triệu USD, đưa tổng giá trị mặt hàng rau quả nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2018 đạt 1,15 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, mặt hàng rau ước đạt 292 triệu USD, tăng 44,8%; mặt hàng quả ước đạt 812 triệu USD, tăng 0,2% so với
cùng kỳ năm 2017.

Thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất trong 7 tháng đầu năm 2018 là  Thái Lan (chiếm 44,4% thị phần), Trung Quốc (chiếm 21,3%). Trong 7 tháng đầu năm 2018, giá trị nhập khẩu rau quả ở hầu hết các thị trường chính đều tăng so với cùng kỳ năm 2017, ngoại trừ thị trường Thái Lan (giảm 20,1%) và thị trường Myanmar (giảm 14,6%). Trong đó, thị trường có giá trị nhập khẩu rau quả tăng nhiều nhất là  Hàn Quốc (tăng gấp 2,07 lần), tiếp đến là Hoa Kỳ (tăng 89,5%) và Úc (tăng 73,3%)./.

 

 

Thanh Tâm
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Để có sản phẩm lúa, gạo ngon được thị trường tiêu dùng lựa chọn, bà con nông dân phải thay đổi phương pháp canh tác, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm chất lượng. Có như vậy, người nông dân mới tiêu thụ được sản phẩm và có lợi nhuận cao, trong đó áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là một lựa chọn.

  • Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    120 gian hàng là những sản phẩm OCOP và thủ công mỹ nghệ được giới thiệu, trưng bày tại vườn hoa Tố Hữu thuộc Dải trung tâm TP. Hải Phòng.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Top