Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 7 tháng 6 năm 2024  
Thứ năm, ngày 27 tháng 10 năm 2022 | 21:20

14 loại cây ăn quả chủ lực định hướng phát triển đến năm 2030

Bộ Nông nghiệp và PTNT đã quyết định phê duyệt Đề án Phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030, với 14 loại cây chủ lực gồm: Thanh long, xoài, chuối, vải, nhãn, cam, bưởi, dứa, chôm chôm, sầu riêng, mít, chanh leo, bơ, na.

Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định hướng phát triển khoảng 130.000 – 140.000 ha trồng xoài, sản lượng 1,1 - 1,5 triệu tấn. Các tỉnh sản xuất xoài trọng điểm: Vùng trung du miền núi phía Bắc (Sơn La), vùng Nam Trung bộ (Bình Thuận, Khánh Hòa), vùng Đông Nam bộ (Đồng Nai, Tây Ninh), vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang).

Xoài là một trong 5 ngành hàng tái cơ cấu nông nghiệp của Đồng Tháp

Đối với cây nhãn, ổn định diện tích khoảng 85.000 ha, sản lượng 700.000 – 750.000 tấn. Các tỉnh sản xuất nhãn trọng điểm: Vùng trung du miền núi phía Bắc (Sơn La, Bắc Giang, Tuyên Quang, Lào Cai), vùng Đồng bằng sông Hồng (Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội), vùng Đông Nam bộ (Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu), vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Sóc Trăng).

Cây cam được định hướng ổn định diện tích khoảng 100.000 ha, sản lượng 1,2 - 1,3 triệu tấn. Các tỉnh sản xuất cam trọng điểm: Vùng trung du miền núi phía Bắc (Hòa Bình, Tuyên Quang, Hà Giang), vùng Đồng bằng sông Hồng (thành phố Hà Nội, Hưng Yên), vùng Bắc Trung bộ (Nghệ An, Hà Tĩnh), vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng).

Đến năm 2030, ổn định diện tích trồng mít khoảng 50.000 ha, sản lượng 600.000 – 700.000 tấn. Các tỉnh sản xuất mít trọng điểm: Tây Nguyên (Lâm Đồng, Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai), Đông Nam bộ (Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh), vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Tiền Giang, Vĩnh Long, Long An, Đồng Tháp, Hậu Giang).

 

Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

Top