Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 22 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 21 tháng 12 năm 2017 | 10:35

81 tập thể, cá nhân nhận danh hiệu Chất lượng Vàng thủy sản Việt Nam 2017

Tối nay (21/12) tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Hội Nghề cá Việt Nam và Tạp chí Thủy sản tổ chức lễ tôn vinh và trao tặng danh hiệu “Chất lượng Vàng thủy sản Việt Nam” lần thứ 4 năm 2017 cho 81 tập thể, cá nhân tiêu biểu hoạt động trong lĩnh vực thủy sản.

Sau hơn 6 tháng phát động, Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Danh hiệu Chất lượng Vàng thủy sản Việt Nam” lần thứ tư năm 2017 nhận được hơn 200 hồ sơ đăng ký tham gia của các tập thể, cá nhân đến từ nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Sau nhiều vòng thẩm định, Ban Tổ chức đã chọn được 81 tập thể, cá nhân, doanh nghiệp, trong đó có 70 tập thể và 11 cá nhân tiêu biểu, có nhiều đóng góp quan trọng cho ngành thủy sản Việt Nam thời gian qua.

Đại diện các doanh nghiệp đầu tiên nhận danh hiệu.

Danh hiệu “Chất lượng Vàng thủy sản Việt Nam” năm nay có nhiều điểm mới so với 3 lần tổ chức trước vào các năm 2009, 2012 và 2014 như: Hồ sơ đăng ký ngắn gọn, đầy đủ, dựa trên 4 tiêu chí: Hiệu quả kinh tế; Hiệu quả xã hội; Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; Bảo vệ nguồn lợi và môi trường sinh thái…. Các cá nhân, tập thể được tôn vinh lần này là những tấm gương tiêu biểu vừa tham gia sản xuất nhưng vẫn tích cực tham gia công tác xã hội - từ thiện…

Được tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần, giải thưởng đã tạo động lực lớn cho doanh nghiệp, cá nhân, khuyến khích và động viên họ tiếp tục tích cực lao động sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, tăng khả năng cạnh tranh, xây dựng và phát triển thương hiệu, đưa ngành thủy sản phát triển hiệu quả, bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh đó, còn khuyến khích các nhà khoa học nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế, động  viên mọi cá nhân, thành phần kinh tế hăng say lao động sản xuất, đưa ngành thủy sản Việt Nam phát triển hiệu quả, bền vững.

Năm nay, ngoài việc lựa chọn top 100 doanh nghiệp, cá nhân tiêu biểu để trao tặng cúp vàng, chứng nhận, thì top 10 cá nhân xuất sắc sẽ được đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT tặng Bằng khen; và 5 doanh nghiệp ba lần liên tiếp đạt Danh hiệu này sẽ được đề nghị Bằng khen của Chính phủ.

Việc tổ chức danh hiệu "Chất lượng Vàng thủy sản Việt Nam" lần thứ tư năm 2017 được dư luận đánh giá là hoạt động có ý nghĩa thiết thực và kịp thời. Hơn bao giờ hết, những người lao động trong ngành thủy sản nói chung, ngư dân Việt Nam nói riêng cần được quan tâm hỗ trợ, động viên nhiều hơn nữa để họ vững tâm khai thác thủy sản, giữ biển  đảo thân yêu của Tổ quốc.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Vũ Văn Tám nêu rõ: Những năm qua, ngành thủy sản được đánh giá là ngành có tiềm năng phát triển, đóng vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung. Đảng và Nhà nước cũng xác định, thủy sản là một trong những mặt hàng chiến lược, là ngành kinh tế trọng điểm, mũi nhọn trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu của cả nước. Góp phần vào thành tựu xuất khẩu 8 tỉ USD của ngành thủy sản năm 2017 có sự đóng góp quan trọng của các doanh nhân, ngư dân nói chung, 81 cá nhân, tập thể đạt danh hiệu “Chất lượng Vàng thủy sản Việt Nam” năm nay. Thứ trưởng Vũ Văn Tám mong muốn, các cá nhân, tập thể được tôn vinh lần này sẽ tiếp tục đi đầu, là nòng cốt trong thực hiện hiệu quả sản xuất, kinh doanh giỏi, tiếp tục đóng góp xứng đáng thúc đẩy ngành thủy sản phát triển hiệu quả bền vững.

Anh Thơ

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Tỉnh Thừa Thiên Huế dành nguồn lực và thực hiện các chương trình cho hoạt động giới thiệu, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP, góp phần thúc đẩy kết nối và tiêu thụ sản phẩm OCOP.

  • Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Để đạt mục tiêu cán đích nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang tập trung khắc phục khó khăn, vướng mắc, đầu tư nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, công nghiệp, dịch vụ, điện, nước sạch, chỉnh trang cảnh quan, môi trường…

  • Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM

    Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM

    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng và nhấn mạnh vai trò quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” và khẳng định: “Phải phát triển nông nghiệp một cách toàn diện”.

Top