Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 9 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 26 tháng 12 năm 2023 | 14:17

Bắc Giang nâng cao chất lượng vải thiều phục vụ xuất khẩu

Sở Nông nghiệp và PTNT vừa ban hành Kế hoạch sản xuất gắn với xuất khẩu vải thiều năm 2024. Theo đó, Bắc Giang có kế hoạch sản xuất 29.700 ha vải thiều, với sản lượng 165.000 tấn; trong đó, diện tích vải sớm 7.500 ha, sản lượng 55.000 tấn; vải chính vụ 22.200 ha, sản lượng 110.000 tấn.

Diện tích sản xuất vải an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP là 15.800 ha, sản lượng khoảng115.300 tấn; vải sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP duy trì diện tích 30 ha được cấp chứng nhận; đồng thời, thực hiện cấp chứng nhận mới 15 ha nâng tổng số lên 45 ha, sản lượng 480 tấn. Thực hiện chỉ đạo sản xuất và cấp chứng nhận cho mô hình sản xuất vải hữu cơ quy mô 10 ha tại huyện Lục Ngạn. Thực hiện quản lý, khai thác tốt dữ liệu đối với 72 mã số vùng trồng, diện tích 1.553,8 ha đã thực hiện số hóa; đồng thời tiếp tục thực hiện số hóa các vùng sản xuất vải theo Kế hoạch của Đề án phát triển cây ăn quả bền vững.

Năm 2024, Bắc Giang có kế hoạch sản xuất 29.700 ha vải thiều, với sản lượng 165.000 tấn.

Về sản xuất vải thiều phục vụ xuất khẩu. Đối với thị trường Trung Quốc tập trung chỉ đạo sản xuất đối với 130 mã số vùng trồng đẫ được Trung Quốc chấp thuận với diện tích 16.217,4 ha, sản lượng khoảng 102.700 tấn tại các huyện: Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Tân Yên, Sơn Động.

Đối với thị trường có yêu cầu cao (Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản, Eu...) Chỉ đạo duy trì 18 mã số vùng trồng, diện tích 215,9 ha, sản lượng 2.000 tấn đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Hoà Kỳ;18 mã số vùng trồng, diện tích 253,7ha, sản lượng 2.300 tấn xuất khẩu sang th trường Úc;19 mã số vùng trồng, diện tích 221,5 ha, sản lượng 1.500 tấn xuất khẩu sang thị trường Thái Lan; 38 mã số vùng trồng, diện tích 312,92 ha, sản lượng 3.000 tấn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản; đồng thời, tiếp tục mở rộng vùng trồng đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường EU, New Zealand, Canada, Singapore...

Về cơ sở đóng gói thực hiện quản lý chặt chẽ 39 cơ sở đóng gói đảm bảo điều kiện phục vụ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tại các huyện (Lục Ngạn 34 cơ sở, Lục Nam 1 cơ sở , Tân Yên 2 cơ sở, Yên Thế 1 cơ sở, TP. Bắc Giang 1 cơ sở); duy trì hoạt động 01 cơ sở xông hơi khử trùng, đóng gói tại Bắc Giang, liên kết với 03 cơ sở xông hơi khử trùng ngoài tỉnh đảm bảo phục vụ nhu câu xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Để thực hiện được kế hoạch đề ra, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang đề ra các nhiệm vụ và giải pháp như: Tổ chức làm việc với các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT để cập nhật các tiêu chuẩn, điều kiện xuất khẩu vải thiều sang các thị trường khó tính có giá trị thương mại cao như: Nhật Bản, Mỹ, EU, Canada, Singapore...

Thành lập các Tổ chỉ đạo sản xuất gắn với tiêu thụ vải thiều từ cấp tỉnh đến cấp xã; Chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát các hợp tác xã, tổ hợp tác và nông dân trồng vải sản xuất vải thiều đạt năng suất, chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng các yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Rà soát các mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, số hóa vùng trồng. Tổ chức kết nối doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm vải thiều.

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Về làng Sen, xã Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An) mùa này, du khách không chỉ thưởng ngoạn sắc hồng của sen. Vẫn lối cũ ấy, nhưng lại được ấp ôm bởi những vườn mẫu, vườn chuẩn NTM, những homestay với mục tiêu chính không phải để kinh doanh mà cốt yếu để tỏ tấm chân tình người dân quê Bác với du khách thập phương...

  • Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    OCOP thực sự trở thành phong trào thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo ở nông thôn, là hướng đi đúng, kịp thời và nhận được hưởng ứng tích cực từ người dân.

  • Thanh Hoá dự kiến có thêm 3 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 5 sao

    Thanh Hoá dự kiến có thêm 3 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 5 sao

    Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hoá thống nhất đề xuất nâng hạng 5 sao đối với 3 sản phẩm OCOP 4 sao từ cây cói của Công ty Cổ phần sản xuất chế biến cói xuất khẩu Việt Anh.

Top