Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 30 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 9 tháng 4 năm 2024 | 21:29

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: “Tìm con sâu đã ảnh hưởng chống khai thác IUU”

Sáng nay (9/4), ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dẫn đầu Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc với UBND tỉnh Bình Định về công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, chuẩn bị nội dung làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 5.

Tỉnh Bình Định hiện có hơn 5.300 tàu cá, trong đó có hơn 3.200 tàu cá xa bờ. Năm 2023, diện tích nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Bình Định khoảng 4.500 ha, tăng hơn 15% so với năm 2022. Tỉnh Bình Định tăng cường công tác đăng ký, cấp phép khai thác thủy sản, tổ chức rà soát danh sách tàu cá đã đăng ký của tỉnh, hướng dẫn ngư dân thực hiện việc đăng ký cấp phép khai thác thủy sản, cập nhật 100% dữ liệu tàu cá vào cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia.

Hiện nay, tỉnh này còn 1.066 tàu cá chưa đăng ký, trong đó chủ yếu là tàu từ 15m trở xuống; 100% tàu cá của tỉnh Bình Định có chiều dài từ 15 mét trở lên tham gia hoạt động khai thác hải sản được trang bị thiết bị giám sát hành trình theo quy định.

Đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kiểm tra tại Cảng cá Đề Gi, huyện Phù Cát

Từ năm 2023 đến nay, tỉnh Bình Định có 5 tàu cá với 34 thuyền viên bị nước ngoài bắt giữ. Các tàu cá này đều xuất bến ngoài tỉnh, hàng năm không về địa phương. Riêng 3 tháng đầu năm nay, 1 tàu cá với 6 thuyền viên trong tỉnh vi phạm vùng biển nước ngoài bị Malaysia bắt giữ ngày 14/3/2024. Tỉnh Bình Định đã chỉ đạo xác minh, củng cố hồ sơ để xử lý khi có thông báo chính thức về trường hợp tàu cá này.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định trên địa bàn tỉnh Bình Định thời gian qua vẫn còn một số hạn chế. Cụ thể, tình trạng tàu cá bị nước ngoài bắt giữ vẫn chưa chấm dứt hẳn mặc dù UBND tỉnh đã chỉ đạo rất quyết liệt. Các ngành, địa phương đã có nhiều cố gắng trong việc tuyên truyền, xử lý nhưng vì lợi ích kinh tế trước mắt, các chủ tàu, thuyền trưởng đã cố ý đưa tàu cá đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị tỉnh Bình Định cần tổ chức tốt công tác quản lý đội tàu; thực hiện nghiêm công tác truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác; tăng cường công tác thực thi pháp luật ngăn chặn khai thác hải sản bất hợp pháp không báo cáo và không theo quy định.

"Bây giờ những vấn đề của các đồng chí tôi đề nghị Cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư làm từng phần một. Bây giờ phải tìm được con sâu nằm ở đâu. "Con sâu làm rầu nồi canh", mấy bác ngư dân nói tôi rất tốt, nhưng mấy bác cũng có nguyện vọng là mấy ông tìm ra anh kia để nó ảnh hưởng đến tôi. Bây giờ con sâu nằm ở đâu, một cuộc họp chỉ giải quyết vấn đề đó thôi. Một cuộc họp chỉ giải quyết vấn đề tàu cá ở tỉnh này mà đang đánh bắt khai thác ở tỉnh kia", ông Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Cũng trong sáng 9/4, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã kiểm tra thực tế tình hình hoạt động cảng cá Đề Gi, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát. Bộ trưởng Lê Minh Hoan thăm hỏi ngư dân huyện Phù Cát về tình hình chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và những giải pháp để phát triển nghề cá bền vững.

 

Nhiều ngư dân nêu nhiều vấn đề còn băn khoăn trong khai thác chống hải sản bất hợp pháp không báo và không theo quy định. Ngư dân đề nghị phải xử phạt nặng những tàu cá vi phạm; sớm chuyển đổi nghề cho ngư dân để nuôi trồng thủy sản. 

Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, nỗi niềm bà con còn nhiều trăn trở của nghề cá. Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, trong chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định còn tình trạng “một con sâu làm rầu nồi canh”.

Ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định tìm “con sâu” nằm ở đâu để không làm ảnh hưởng tới bà con.

 

Theo VOV.VN
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Khai mạc phiên chợ quảng bá sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

    Sở Công Thương tỉnh Hà Tĩnh phối hợp UBND TP Hà Tĩnh vừa tổ chức khai mạc “Phiên chợ quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP Hà Tĩnh năm 2024 và kỷ niệm 1 năm xây dựng phố chuyên doanh ẩm thực Nguyễn Du” tại khu vực đường Nguyễn Huy Oánh (phường Nguyễn Du).

  • Trao văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu tập thể Đệm bàng Phò Trạch

    Trao văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu tập thể Đệm bàng Phò Trạch

    Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phối hợp UBND huyện Phong Điền tổ chức hội nghị Công bố và trao văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu chứng nhận Hương xưa Làng Cổ Phước Tích và Nhãn hiệu tập thể Đệm bàng Phò Trạch.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

Top