Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 21 tháng 1 năm 2024 | 19:10

Công bố Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý "Huế" cho sản phẩm quả thanh trà

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức Lễ công bố và trao Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý "Huế" cho sản phẩm quả thanh trà của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ông Hồ Thắng, Giám đốc Sở KHCN tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, việc xây dựng và phát triển thương hiệu thanh trà Huế, xác lập quyền bảo hộ chỉ dẫn địa lý "Huế" cho sản phẩm quả thanh trà của tỉnh là nhu cầu cấp thiết. Điều này không chỉ khẳng định vị thế và thương hiệu sản phẩm đặc sản thanh trà Huế mà còn thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng, văn hóa ẩm thực, tạo sinh kế bền vững cho người dân.

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức Lễ công bố và trao Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức Lễ công bố và trao Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý "Huế" cho sản phẩm quả thanh trà.

Ông Hồ Thắng đề nghị các hội, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh cùng các nhà vườn, hợp tác xã, hộ dân cần nâng cao sản lượng, chất lượng quả thanh trà, qua đó đáp ứng nhu cầu thị trường và phát triển chỉ dẫn địa lý "Huế" đối với sản phẩm thanh trà của tỉnh.

Dịp này, Ban vận động Hội Thanh trà Huế đã tổ chức Đại hội Hội Thanh trà Huế lần thứ I, nhiệm kỳ 2024-2029. Hội Thanh trà Huế được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành quyết định cho phép thành lập vào ngày 31/10/2023.

Hội Thanh trà Huế là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức và hoạt động theo điều lệ được UBND tỉnh phê duyệt, chịu sự quản lý nhà nước của UBND tỉnh thông qua Sở Nội vụ và sự quản lý về lĩnh vực hoạt động chuyên ngành của Sở NN-PTNT và các cơ quan có liên quan.

Sự kiện khẳng định vị thế và thương hiệu sản phẩm đặc sản thanh trà Huế mà còn thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng, văn hóa ẩm thực, tạo sinh kế bền vững cho người dân.

Sự kiện khẳng định vị thế và thương hiệu sản phẩm đặc sản thanh trà Huế mà còn thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng, văn hóa ẩm thực, tạo sinh kế bền vững cho người dân.

Hội Thanh trà Huế được thành lập với mục đích góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho các hội viên trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm quả thanh trà, thông qua việc phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, đào tạo và đề xuất chính sách.

Thanh trà là một giống bưởi đặc hữu của tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo các tư liệu lịch sử, dưới thời Nguyễn, hằng năm, quả thanh trà đều được tuyển chọn kỹ để dâng tiến vào cung vua. Xuất phát từ lệ cung tiến sản vật này nên người dân vùng Thủy Biều cùng chính quyền địa phương đã tổ chức lễ hội Thanh trà hằng năm để tôn vinh thứ đặc sản nổi tiếng của vùng. Năm 2014, đặc sản thanh trà của tỉnh Thừa Thiên - Huế được công nhận vào tốp 50 đặc sản trái cây nổi tiếng Việt Nam.

 

T. Thành
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top