Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 22 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 3 tháng 1 năm 2024 | 10:38

Đảm bảo điều kiện sản xuất lúa đông - xuân trên toàn tỉnh Quảng Nam

Những ngày cuối năm 2023, đầu năm 2024, nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đang tập trung làm đất để chuẩn bị triển khai gieo sạ vụ lúa đông xuân 2023 - 2024 với nhiều điều kiện sản xuất khá thuận lợi.

Điều kiện về giống

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam, vụ đông xuân năm nay toàn tỉnh triển khai gieo sạ 41.500ha lúa. Thời gian xuống giống bắt đầu từ ngày 30/12/2023 và kết thúc vào ngày 10/1/2024. Tùy theo thời gian sinh trưởng của từng loại giống, bố trí lúa trổ từ ngày 20/3 đến 5/4/2024, trong đó thời điểm từ ngày 25/3 đến 31/3/2024 là giai đoạn trổ tập trung và thu hoạch xong trước ngày 5/5/2024.

Ông Nguyễn Xuân Vũ - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam cho biết, vụ đông xuân 2023 - 2024 tỉnh chủ trương cơ cấu những loại giống lúa trung - ngắn ngày có chất lượng tốt, không sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng hơn 115 ngày.

Nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam khẩn trương làm đất gieo sạ vụ lúa đông xuân.

Nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam khẩn trương làm đất gieo sạ vụ lúa đông xuân.

Theo ông Vũ, thời điểm này nguồn giống lúa trên thị trường khá dồi dào, đa chủng loại và giá bán nhiều loại giống không có biến động lớn nên đảm bảo phục vụ nhu cầu sản xuất của nông dân cả tỉnh.

Theo đại diện Chi cục Trồng trọt & bảo vệ thực vật Quảng Nam, trong số 41.500ha lúa nêu trên, tỉnh cơ cấu nhóm giống chủ lực chiếm 60% diện tích, gồm: HT1, HN6, Hương Châu 6, Thiên ưu 8, TBR225, Bắc Thịnh, Hà Phát 3, ĐT100; nhóm giống bổ sung cơ cấu 30% diện tích, gồm: VNR10, PC6, DCG66, ML232, BC15, VNR20, Sơn Lâm 1, TBR97; nhóm giống triển vọng cơ cấu 10% diện tích là những giống đã được công nhận lưu hành, cần tiếp tục theo dõi để đánh giá thêm trước khi cơ cấu ra diện rộng, gồm: Khang dân 28, BG6, BĐR57, HG12, QC03, VN121, TBT132 và TBR45.

Điều kiện về nguồn nước tưới

Những tháng gần đây, nhờ có nhiều đợt mưa lớn kéo dài nên hiện nay hầu hết hồ chứa thủy lợi lớn nhỏ trên địa bàn tỉnh đều tích đầy nước. Ông Trương Xuân Tý - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam cho hay, trong vụ đông xuân 2023 - 2024 này, nguồn nước tưới cho cây lúa và các loại cây trồng khác không phải là vấn đề đáng lo ngại.

Mặc dù hiện nay phần lớn hồ chứa thủy lợi của tỉnh đã tích đầy nước nhưng để đảm bảo nguồn nước tưới cho sản xuất vụ hè thu 2024, ngành nông nghiệp đề nghị các đơn vị thủy nông và nông dân thực hiện triệt để tiết kiệm nước.

Theo đó, các công trình thủy lợi không cấp nước cho làm đất đầu vụ đông xuân 2023 - 2024 mà nhà nông cần chủ động đắp bờ giữ nước mưa trong ruộng để làm đất, gieo sạ lúa. Khi vào vụ, thực hiện tưới “ướt - khô xen kẽ” nhằm giúp đất thông thoáng, rễ lúa ăn sâu, huy động tốt dưỡng chất, chống đổ ngã và tiết kiệm nước.

Điều kiện từ hỗ trợ của ngành chuyên môn

Để vụ lúa đông xuân 2023 - 2024 mang lại thắng lợi, Chi cục Trồng trọt & bảo vệ thực vật Quảng Nam khuyến cáo nông dân áp dụng rộng rãi gói kỹ thuật “1 phải, 5 giảm” để tăng hiệu quả sản xuất, hạn chế ô nhiễm môi trường: phải sử dụng giống lúa xác nhận; giảm giống, giảm nước, giảm phân bón, giảm thuốc bảo vệ thực vật, giảm thất thoát sau thu hoạch.

Trong đó, cần chú ý sử dụng giống lúa cấp xác nhận hoặc nguyên chủng để sản xuất. Lượng giống sạ cho 1 sào (500m2) là sạ hàng từ 1 - 1,2kg (đối với lúa lai), 2 - 2,5kg (đối với lúa thuần); sạ vãi từ 2 - 2,5kg (đối với lúa lai), 3 - 3,5kg (đối với lúa thuần).

Trong quá trình sản xuất, cần tăng lượng phân chuồng và phân hữu cơ, giảm phân đạm. Lượng bón 8 - 10kg phân urê/sào đối với các giống lúa ngắn ngày, 10 - 12kg phân urê/sào đối với những giống lúa dài ngày và lúa lai (đã tính quy đổi lượng đạm của các loại phân khác thay phân urê); tập trung bón ở lần bón thúc 1 và bón thúc 2, bón đòng không vượt quá 2kg phân urê/sào.

Vấn đề đáng quan tâm là nông dân phải thường xuyên thăm đồng để kịp thời phát hiện các đối tượng sinh vật gây hại lúa đông xuân và có biện pháp xử lý thích hợp. Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi có nguy cơ bị sâu bệnh hại nặng...

 

Anh Vũ
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Tỉnh Thừa Thiên Huế dành nguồn lực và thực hiện các chương trình cho hoạt động giới thiệu, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP, góp phần thúc đẩy kết nối và tiêu thụ sản phẩm OCOP.

  • Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Để đạt mục tiêu cán đích nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang tập trung khắc phục khó khăn, vướng mắc, đầu tư nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, công nghiệp, dịch vụ, điện, nước sạch, chỉnh trang cảnh quan, môi trường…

  • Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM

    Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM

    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng và nhấn mạnh vai trò quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” và khẳng định: “Phải phát triển nông nghiệp một cách toàn diện”.

Top