Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 22 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 13 tháng 12 năm 2023 | 9:13

Festival lúa gạo là dịp quảng bá nền văn minh lúa nước hàng nghìn năm của Việt Nam

Từ điểm cầu Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Festival lúa gạo năm 2023 nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam thân thiện, cần cù, mến khách… Và quảng bá nền văn minh lúa nước hàng nghìn năm nay của Việt Nam.

Tối 12/12, tại quảng trường Hòa Bình, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023 đã khai mạc.

Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023

Tham dự trực tiếp khai mạc có Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan; đại diện các tổ chức quốc tế và lãnh đạo các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL cùng đông đảo bà con nông dân trồng lúa trong vùng.

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT  Lê Minh Hoan cho rằng, “chạy gạo từng bữa” từng là nỗi lo thường trực, giờ Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu hàng đầu về sản lượng, và cả chất lượng. Gạo Việt Nam được vinh danh trong nhóm gạo ngon nhất thế giới.

Không chỉ tạo ra các sản phẩm chất lượng cao mà còn góp phần kiến tạo nên một hệ sinh thái ổn định, an lành. “Tôi có niềm tin vững chắc rằng, tình cảm dành cho lúa gạo Việt Nam đến từ định vị thương hiệu vì người trồng lúa, vì người tiêu dùng, vì môi trường xanh”, ông Hoan phát biểu.

Tuy nhiên, hiện nay, nhiều thách thức đặt ra do biến đổi khí hậu, biến động thị trường, biến chuyển xu thế tiêu dùng. Vì vậy, chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo cần có những thích ứng linh hoạt để trở nên chuyên nghiệp và bền vững. Ngành lúa gạo không chỉ tạo ra các sản phẩm chất lượng cao mà còn góp phần kiến tạo nên một hệ sinh thái ổn định, an lành.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan phát biểu khai mạc Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023 - Ảnh: CHÍ CÔNG

“Chúng tôi hiểu rằng, quyền lợi và trách nhiệm của người trồng lúa Việt Nam luôn gắn bó mật thiết và là một phần không thể tách rời với chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo toàn cầu. Đổi mới sáng tạo, ứng dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật phù hợp, đồng bộ dựa trên việc tiếp nối những kinh nghiệm tri thức bản địa; với tinh thần gìn giữ môi trường, tôn trọng thiên nhiên, là cách thức mà đội ngũ nông dân chuyên nghiệp tại Việt Nam đã và đang thực hiện, để hướng tới những cánh đồng “phát thải thấp”.

Chỉ đạo trực tuyến từ Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nói, năm 2023 là năm có những thời cơ thuận lợi đan xen với khó khăn, thách thức, nhưng thách thức nhiều hơn thuận lợi. Tuy nhiên, có thể nói, đến thời điểm này, kinh tế Việt Nam tương đối ổn định, kiểm soát được lạm phát, thúc đẩy được tăng trưởng. Nợ công, nợ Chính phủ, nước ngoài, chi ngân sách được kiểm soát tốt, thu đủ chi, "làm đủ ăn". Đặc biệt xuất khẩu gạo có thể đạt 8 triệu tấn trong năm 2023. Việt Nam thể hiện là thành viên có trách nhiệm với quốc tế, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trong những lúc khó khăn.

Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023 diễn ra từ ngày 11 đến ngày 14-12 với chuỗi các hoạt động triển lãm, hội nghị, hội thảo, gồm: triển lãm Con đường lúa gạo Việt Nam, triển lãm sản phẩm OCOP các tỉnh, thành phố cả nước, triển lãm chuỗi ngành hàng lúa gạo… Trình diễn máy móc, thiết bị canh tác lúa gạo, trình diễn công nghệ cơ giới hóa gieo sạ và mô hình nông nghiệp tuần hoàn từ rơm và các hội thảo liên quan đến ngành hàng lúa gạo.

 

Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Tỉnh Thừa Thiên Huế dành nguồn lực và thực hiện các chương trình cho hoạt động giới thiệu, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP, góp phần thúc đẩy kết nối và tiêu thụ sản phẩm OCOP.

  • Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Để đạt mục tiêu cán đích nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang tập trung khắc phục khó khăn, vướng mắc, đầu tư nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, công nghiệp, dịch vụ, điện, nước sạch, chỉnh trang cảnh quan, môi trường…

  • Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM

    Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM

    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng và nhấn mạnh vai trò quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” và khẳng định: “Phải phát triển nông nghiệp một cách toàn diện”.

Top