Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 14 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 28 tháng 4 năm 2023 | 21:7

Nâng cao giá trị và phát triển bền vững ngành hàng xoài

Trong khuôn khổ chương trình Lễ hội xoài Đồng Tháp năm 2023, ngày 28/4, UBND tỉnh Đồng Tháp, Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp tổ chức hội thảo nâng cao giá trị và phát triển bền vững ngành hàng xoài.

Du khách tham quan vườn xoài trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Theo Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), xoài xuất khẩu của Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường thế giới. 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu xoài đạt 34,7 triệu USD, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong tương lai, việc xuất khẩu xoài nói riêng và trái cây Việt Nam nói chung có nhiều thuận lợi vì nhu cầu của thế giới tăng; xoài cũng như nhiều loại trái cây khác của nước ta sản xuất được quanh năm; các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến việc nâng cao chất lượng và giá trị để thâm nhập vào những thị trường khó tính, có giá trị gia tăng cao.

Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt Lê Thanh Tùng cho biết, tổng diện tích trồng xoài cả nước hơn 115.000 ha, sản lượng gần 969.000 tấn; trong đó, xoài được trồng nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long với 49.900 ha. Các tỉnh có diện tích và sản lượng xoài lớn của cả nước lần lượt là Sơn La, Đồng Tháp, An Giang, Đồng Nai. Diện tích, năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế của cây xoài từng bước nâng cao, góp phần cải thiện thu nhập và giải quyết việc làm cho rất nhiều lao động.

Ông Lê Thanh Tùng cho rằng, để nâng cao giá trị và phát triển bền vững ngành hàng xoài, các tỉnh cần rà soát, quy hoạch sản xuất tập chung, hình thành liên kết sản xuất theo chuỗi; có chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào liên kết sản xuất, sơ chế, chế biến và xuất khẩu xoài, các sản phẩm từ xoài; hình thành các tổ chức liên kết sản xuất xoài. Cùng đó, đẩy mạnh sản xuất có chứng nhận, sản xuất đáp ứng an toàn thực phẩm, cấp mã số vùng trồng; tiếp tục rải vụ sản xuất xoài; hỗ trợ chính sách phát triển ngành xoài về chuyển đổi số.

Bên cạnh đó, các bộ, ngành liên quan nên tìm giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ xoài. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục đàm phán với các nước để mở rộng thị trường xuất khẩu chính ngạch. Đối với thị trường trong nước, các địa phương cần xây dựng thương hiệu. Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân xây dựng thương hiệu sản phẩm xoài, gắn với chỉ dẫn địa lý; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường để người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến.

Tại Đồng Tháp, ngoài thế mạnh về cây lúa, tỉnh này còn có diện tích trồng cây ăn trái với trên 40.900 ha, trong đó, diện tích trồng xoài khoảng 14.400 ha, sản lượng gần 137.000 tấn. Năm 2019, Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý Cao Lãnh cho sản phẩm xoài. Nhiều nhà vườn đã tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật, sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, an toàn thực phẩm…, đạt yêu cầu xuất khẩu sang những thị trường như: Trung Quốc, Australia, Hoa Kỳ, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, Liên minh châu Âu, Nga và Singapore.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Phước Thiện cho biết, trước đây, Đồng Tháp đã phối hợp tổ chức nhiều hội thảo liên quan đến ngành hàng xoài. Sau các cuộc hội thảo và sự hỗ trợ, hợp tác từ các ngành chuyên môn, sự đồng hành của doanh nghiệp và bà con nông dân, đến nay, ngành hàng xoài Đồng Tháp có những bước tiến quan trọng.

Để đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu xoài, toàn tỉnh có hơn 8.220 ha xoài đăng ký mã số vùng trồng, với 296 mã số. Những mã vùng trồng này sẽ “chia sẻ” cho doanh nghiệp sử dụng để có thể giúp ngành hàng xoài Đồng Tháp tiêu thụ nhiều hơn với điều kiện sử dụng mã số vùng trồng phải minh bạch, có trách nhiệm và đúng pháp luật.

Phát huy hơn nữa những kết quả đạt được của ngành hàng xoài,theo ông Nguyễn Phước Thiện, thời gian tới, Đồng Tháp sẽ đẩy mạnh thực hiện các giải pháp đầu tư cơ sở hạ tầng; nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại; triển khai thực hiện những chính sách hỗ trợ, phát triển thương hiệu; phát triển kinh tế hợp tác, củng cố liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm…

Song song đó, các nhà vườn duy trì sản xuất xoài đảm bảo chất lượng, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu; thực hiện mối liên kết bền vững với các doanh nghiệp xuất khẩu để xoài nói riêng và trái cây nói chung sẽ được nhiều thị trường đón nhận.

Dịp này, Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO) thực hiện bàn giao bộ tài liệu “Quy trình thao tác chuẩn cho chuỗi cung ứng xoài phục vụ xuất khẩu” cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp. Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty cổ phần Tập đoàn Mỹ Lan, UBND huyện Cao Lãnh và Hợp tác xã xoài Mỹ Xương tiến hành ký kết ghi nhớ hợp tác xây dựng chuyển đổi số gắn với truy xuất nguồn gốc chuỗi ngành hàng xoài.

Tin, ảnh: Nhựt An (TTXVN)
https://baotintuc.vn/kinh-te/nang-cao-gia-tri-va-phat-trien-ben-vung-nganh-hang-xoai-20230428145121721.htm
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    120 gian hàng là những sản phẩm OCOP và thủ công mỹ nghệ được giới thiệu, trưng bày tại vườn hoa Tố Hữu thuộc Dải trung tâm TP. Hải Phòng.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

  • Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Về làng Sen, xã Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An) mùa này, du khách không chỉ thưởng ngoạn sắc hồng của sen. Vẫn lối cũ ấy, nhưng lại được ấp ôm bởi những vườn mẫu, vườn chuẩn NTM, những homestay với mục tiêu chính không phải để kinh doanh mà cốt yếu để tỏ tấm chân tình người dân quê Bác với du khách thập phương...

Top