Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 10 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 12 tháng 5 năm 2023 | 17:5

Ngành Chăn nuôi tỉnh Bắc Giang chuyển dịch mạnh theo chiều sâu

Những năm gần đây, ngành Chăn nuôi của tỉnh Bắc Giang phát triển mạnh và luôn nằm trong tốp 10 các tỉnh, thành có tổng đàn vật nuôi lớn nhất cả nước. Do vậy, sản phẩm chăn nuôi không chỉ phục vụ cho tiêu thụ nội tỉnh mà còn xuất bán 60% ra các tỉnh, thành khác.

Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bắc Giang cho hay, hiện nay toàn tỉnh có trên 910 nghìn con lợn, trên 19,5 triệu con gia cầm, trong đó đàn gà trên 17 triệu con, 26 nghìn con trâu, 116 nghìn con bò. Sản lượng thịt hơi hàng năm đều tăng, năm 2022 đạt 252,8 nghìn tấn, tăng 5,1% so với năm 2021.

Bắc Giang có trên 17 triệu con gà, trong đó tập trung chính ở huyện Yên Thế.

Những năm gần đây, Chăn nuôi của tỉnh đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng giảm tỷ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ, tăng chăn nuôi tập trung quy mô trang trại tập trung. Chuyển từ sản xuất chăn nuôi sang phát triển kinh tế chăn nuôi; từ sản xuất manh mún sang phát triển chăn nuôi bền vững, nâng cao giá trị gia tăng. Đặc biệt, người dân, doanh nghiệp đã chú trọng nuôi theo chuỗi khép kín, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, công nghệ cao vào sản xuất, tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Nhờ vậy, tỷ trọng đàn bò lai cảu tỉnh tăng chiếm 85%, đàn lợn nạc tăng, số vòng quay với lợn từ 2 lứa/năm lên 2,5 lứa/năm, gia cầm từ 2 lứa lên 3-4 lứa/năm với gà thả vườn. Bên cạnh bốn đối tượng vật nuôi chính chủ lực là lợn, gia cầm, trâu, bò, trên địa bàn tỉnh còn phát triển đa dạng các đối tượng vật nuôi là đặc sản, đặc trưng theo lợi thế từng địa phương như: Nuôi ong mật, nuôi ngựa bạch tại Lục Ngạn, nuôi dê tại Yên Thế, Lục Nam...

Huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang là địa phương đầu tiên trên địa bàn các tỉnh phía Bắc và miền Trung được công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật quy mô cấp huyện.

Tại Hội nghị triển khai xây dựng chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh cho vật nuôi diễn ra mới đây, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, đàn gia cầm có tốc độ tăng trưởng trung bình đạt trên 6,3% trong vòng 5 năm qua và tổng đàn đạt hơn 550 triệu con, bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu và bảo vệ sức khỏe con người.

Tuy vậy, nguy cơ dịch bệnh còn rất lớn, công tác xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh vẫn còn hạn chế, chưa có cơ sở, vùng đạt an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y thế giới.

Vì vậy, Thứ trưởng đề nghị, các tỉnh, thành phố căn cứ các chương trình, kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; các văn bản chỉ đạo của Bộ để xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức triển khai. Cần đặt mục tiêu về thời gian, chất lượng và yêu cầu kết quả cần đạt được, theo đó, hướng đến năm 2025 sẽ đạt ít nhất 4 huyện và đến năm 2030 có 10 huyện đạt an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y thế giới.

Việc ngành Chăn nuôi Bắc Giang những năm gần đây chuyển biến mạnh theo chiều sâu, đặc biệt, tại huyện Yên Thế được Cục Thú y cấp chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh Cúm gia cầm và Niu-cát-xơn là một thuận lợi, tạo tiền đề để có thể trở hoàn thành huyện đạt an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y thế giới.

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

  • Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Về làng Sen, xã Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An) mùa này, du khách không chỉ thưởng ngoạn sắc hồng của sen. Vẫn lối cũ ấy, nhưng lại được ấp ôm bởi những vườn mẫu, vườn chuẩn NTM, những homestay với mục tiêu chính không phải để kinh doanh mà cốt yếu để tỏ tấm chân tình người dân quê Bác với du khách thập phương...

  • Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    OCOP thực sự trở thành phong trào thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo ở nông thôn, là hướng đi đúng, kịp thời và nhận được hưởng ứng tích cực từ người dân.

Top