Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 10 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 24 tháng 11 năm 2022 | 21:21

Nghi Lộc khuyến khích xây dựng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao

Các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) trên địa bàn huyện Nghi Lộc (Nghệ An) đi vào hoạt động, bước đầu đã phát huy được hiệu quả về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường...

Trong lĩnh vực trồng trọt, toàn huyện Nghi Lộc có 24 mô hình ứng dụng CNC với tổng diện tích 159.300 m2. Bao gồm: 22 mô hình sản xuất dưa lưới, nho, rau củ quả gieo trồng trong giá thể trong nhà màng sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, tự động với diện tích 50.300 m2; 2 mô hình trồng cam, bưởi sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, tiết kiệm nước với diện tích 109.000 m2.

Các mô hình này cho tổng sản lượng trên 403 tấn củ quả, doanh thu 14 tỷ 539 triệu đồng, đạt 7 tỷ 763 triệu đồng lãi ròng/năm. Tạo việc làm cho 99 lao động, với thu nhập ổn định đạt bình quân trên 78 triệu 400 ngàn đồng/người/năm.

Bên cạnh đó, có 77 trang trại chăn nuôi ứng dụng CNC với quy mô chăn nuôi công nghiệp. Ngoài thực hiện tự động hoá, bán tự động hoá các khâu cho ăn, uống, làm mát chuồng trại; các mô hình còn ứng dụng công nghệ sinh học như đệm lót sinh học, chế phẩm sinh học để xử lý phân và các loại chất thải chăn nuôi.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến tham quan trang trại nuôi gà ác lấy trứng của anh Nguyễn Hữu Thắng ở xóm 2-22 xã Nghi Văn. (Ảnh: Cổng TTĐT Nghi Lộc)

Các mô hình chăn nuôi này cho tổng thu nhập gần 90 tỷ 741 triệu đồng/năm, tạo việc làm ổn định cho 190 lao động với thu nhập bình quân đạt 84 triệu đồng/lao động/năm.

Những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền xã Nghi Văn (huyện Nghi Lộc) có chủ trương khuyến khích xây dựng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Mô hình sản xuất dưa lưới và nho của anh Nguyễn Văn Trường với tổng diện tích 4.000m2; mô hình nuôi gà ác lấy trứng quy mô 20.000 con gà đẻ, 15.000 con gà hậu bị của anh Nguyễn Hữu Thắng cùng ở xóm 2-22 và 12 trại chăn nuôi gà thịt khác trong xã, quy mô từ 10 ngàn đến 15 ngàn con một lứa.

Có được kết quả này, huyện đã quan tâm thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đặc biệt là hỗ trợ về xây dựng cơ sở vật chất.

Giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020, huyện Nghi Lộc hỗ trợ 350 triệu đồng/mô hình để xây dựng nhà màng có diện tích 2.500 m2 trở lên. Từ năm 2021 đến nay, hỗ trợ không quá 200 triệu đồng/mô hình để xây dựng nhà màng có diện tích 1.000 m2 trở lên. 

Nguồn hỗ trợ này đã khuyến khích người dân huy động nguồn lực đầu tư xây dựng nhà lưới, đầu tư áp dụng quy trình sản xuất an toàn, chất lượng cao. Từng bước chuyển đổi tư duy sản xuất của người dân theo hướng sản xuất quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao đem lại sản phẩm có chất lượng, hiệu quả để cung ứng cho các thị trường cao cấp, mang lại việc làm và thu nhập khá cao cho nông dân.

Ngoài ra, huyện, xã còn quan tâm hỗ trợ quảng bá các sản phẩm nông sản, xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu các sản phẩm của địa phương ra thị trường trong và ngoài tỉnh, giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ liên kết sản xuất; hỗ trợ ứng dụng công nghệ, quy trình sản xuất an toàn.

Có thể khẳng định rằng, các mô hình CNC trong sản xuất nông nghiệp tại huyện Nghi Lộc đã tạo ra các sản phẩm có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế, thu nhập cao, đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp huyện nhà.

 

Lưu Khuyên
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Về làng Sen, xã Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An) mùa này, du khách không chỉ thưởng ngoạn sắc hồng của sen. Vẫn lối cũ ấy, nhưng lại được ấp ôm bởi những vườn mẫu, vườn chuẩn NTM, những homestay với mục tiêu chính không phải để kinh doanh mà cốt yếu để tỏ tấm chân tình người dân quê Bác với du khách thập phương...

  • Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    OCOP thực sự trở thành phong trào thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo ở nông thôn, là hướng đi đúng, kịp thời và nhận được hưởng ứng tích cực từ người dân.

  • Thanh Hoá dự kiến có thêm 3 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 5 sao

    Thanh Hoá dự kiến có thêm 3 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 5 sao

    Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hoá thống nhất đề xuất nâng hạng 5 sao đối với 3 sản phẩm OCOP 4 sao từ cây cói của Công ty Cổ phần sản xuất chế biến cói xuất khẩu Việt Anh.

Top