Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 28 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 6 tháng 5 năm 2023 | 10:0

Phát triển Điện Biên xứng tầm với thương hiệu quốc tế lớn

Điện Biên phải phát triển đột phá, nhanh, bền vững, xoá đói giảm nghèo thiết thực, hiệu quả, với khí thế 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, xứng tầm thương hiệu quốc tế lớn Điện Biên Phủ và văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong buổi làm việc mới đây với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.

Hiệu quả từ chương trình giảm nghèo

Để thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, Điện Biên đã rà soát các chính sách hỗ trợ giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng NTM đang thực hiện trên địa bàn để xác định những chính sách phù hợp, qua đó đề xuất, điều chỉnh theo hướng mở rộng các chính sách kích thích sản xuất, khuyến khích thoát nghèo.

Giai đoạn 2016 - 2020, Điện Biên đã hỗ trợ trên 2.345 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Các dự án, tiểu dự án phát triển sinh kế đã hỗ trợ 1.293 lượt hộ chăm sóc, bảo vệ rừng, trồng rừng sản xuất; hỗ trợ 10.347 hộ tiền mua giống, phân bón chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao… Hiện, tỷ lệ nghèo đa chiều của tỉnh là 39,98%, tương ứng  54.947 hộ, trong đó, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 30,35%, tương ứng  41.706 hộ; tỷ lệ hộ cận nghèo 9,63%, tương ứng  13.241 hộ.

Từ nuôi bò gia đình ông Hồ Chử Vàng có thu nhập từ 150-200 triệu đồng mỗi năm.

 

Nậm Pồ nằm trong danh sách các huyện nghèo nhất nước. Xác định xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, huyện đã xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan phụ trách theo dõi, giúp các xã đặc biệt khó khăn, thường xuyên kiểm tra đôn đốc tiến độ các dự án, mô hình xóa đói giảm nghèo, để kịp thời tháo gỡ vướng mắc.

Trong sản xuất nông nghiệp, huyện triển khai nhiều giải pháp nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế hiện có. Như tập trung phát triển những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, hỗ trợ xây dựng các mô hình liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm; tạo điều kiện hỗ trợ người dân phát triển cây ăn quả, cây dược liệu theo hướng hàng hóa.

Đặc biệt, sau khi trồng thử nghiệm thành công cây mắc ca, huyện đã chấp thuận 2 nhà đầu tư trồng 15.800ha. Trong chăn nuôi, huyện quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm theo hướng hàng hóa. Nhiều hộ gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm có thu nhập lên tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Điển hình gia đình ông Hồ Chử Vàng (xã Phìn Hồ), nuôi trên 100 con bò; gia đình ông Ngải Cù Lỷ (xã Phìn Hồ) nuôi trâu cho thu nhập từ 150-200 triệu đồng mỗi năm.

Theo ông Lê Thành Đô, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên, những năm qua, thông qua các chương trình, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, Điện Biên có tạo điều kiện đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc.

Điểm sáng xây dựng NTM

Bên cạnh công tác giảm nghèo, Điện Biên luôn quan tâm tới công tác xây dựng NTM. Năm 2022, tỉnh có 52 xã đạt chuẩn và cơ bản đạt chuẩn NTM, có 83 thôn, bản đạt NTM và kiểu mẫu. Huyện Điện Biên là điểm sáng trong xây dựng NTM. Khi bắt đầu triển khai, huyện gặp không ít khó khăn, thách thức bởi điểm xuất phát thấp, sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ; hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển chưa đồng bộ. Bình quân đạt khoảng 2 tiêu chí/xã.

Bản Mển, (Thanh Nưa - Điện Biên) là 1 trong 36 thôn, bản NTM kiểu mẫu của tỉnh Điện Biên.

 

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của các tầng lớp nhân dân, công cuộc xây dựng NTM đã đạt những kết quả nổi bật. Giờ đây, huyện Điện Biên có 16/21 xã đạt chuẩn và cơ bản đạt chuẩn NTM. Bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, người dân đã nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm trong xây dựng NTM, chủ động, tích cực tham gia nhiều phong trào, thực hiện nhiều công trình, phần việc, góp phần hoàn thành các tiêu chí NTM.

Kết quả nổi bật trong xây dựng NTM là huyện đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất lúa chất lượng cao gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm. Khuyến khích người dân tham gia tổ hợp tác, HTX, tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra nhiều mô hình sản xuất mới hiệu quả.

Theo bà Cao Thị Tuyết Lan, Bí thư Huyện ủy Điện Biên, để hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 đạt chuẩn NTM cấp huyện, ngay từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ huyện chú trọng nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương trong triển khai thực hiện chương trình. Đồng thời, xây dựng kế hoạch và đề ra những giải pháp cụ thể nhằm thực hiện đảm bảo các mục tiêu; lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các tiêu chí NTM.

Với phương châm xây dựng NTM là một quá trình “có điểm đầu nhưng không có điểm kết thúc”, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và phát huy vai trò tích cực, chủ động của người dân cùng với sự quan tâm của toàn xã hội trong xây dựng NTM. Chú trọng nhân rộng những cách làm hay, mô hình tốt như: Hiến đất, ngày công lao động... để thực hiện các công trình hạ tầng, công trình phúc lợi.

Đạt kết quả khá toàn diện

Ông Trần Quốc Cường, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên, cho biết, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đã nỗ lực phấn đấu và đạt được những kết quả tích cực, khá toàn diện trên các lĩnh vực. Năm 2022, tỉnh đạt và vượt 48/51 chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu. GRDP tăng 10,19%, công nghiệp tăng tốt, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 22,2%. Dịch vụ phục hồi tốt, với tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng gần 41%. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 21,9%. Các chỉ số cải cách hành chính thuộc nhóm trung bình cả nước và tiếp tục được cải thiện.

Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch tích cực; sản lượng lúa đạt trên 206.000 tấn, tăng 3,09%; mắc ca đạt gần 150 tấn, tăng 16,6%; trồng mới được 475,6 ha rừng, tăng 68,21%; thủy sản phát triển theo hướng nuôi các loại cá có giá trị kinh tế cao.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, lao động được quan tâm. Tỉnh triển khai hiệu quả công tác bảo đảm an sinh xã hội. Quốc phòng, an ninh, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững. Trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được chú trọng; năng lực lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp được nâng lên.

Thủ tướng Chính phủ kiểm tra công trường dự án mở rộng sân bay Điện Biên.

 

Trong buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương quyết tâm, sự cố gắng, nỗ lực và kết quả đạt được của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Điện Biên, với khí thế Điện Biên Phủ, góp phần vào thành tựu chung của cả nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, chuẩn bị thật tốt công tác tổ chức kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ; làm tốt công tác quy hoạch và phát triển kết cấu hạ tầng, trong đó có sân bay, các tuyến giao thông kết nối; tập trung xây dựng, phát huy hiệu quả vùng động lực kinh tế của tỉnh; điều chỉnh hợp lý chiến lược các ngành kinh tế, ưu tiên phát triển nông - lâm nghiệp, du lịch, thủy điện, khoáng sản, công nghiệp chế biến và kinh tế cửa khẩu theo hướng kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn gắn với tiềm năng, thế mạnh, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của tỉnh.

“Điện Biên phải tiếp tục tập trung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Xây dựng các sản phẩm du lịch chất lượng cao, độc đáo gắn với truyền thống văn hóa, bản sắc, nét đẹp thiên nhiên, con người Điện Biên, như mô hình du lịch sinh thái, trải niệm...”, Thủ tướng gợi mở.

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Nhiều hoạt động đặc sắc của Canaval đường phố tại Sapa

    Nhiều hoạt động đặc sắc của Canaval đường phố tại Sapa

    Hôm nay (27/4), trong khuôn khổ Lễ Hội mùa hè Sapa năm 2024, du khách thích thú hoà mình vào nhiều hoạt động đặc sắc của Canaval đường phố tại nhiều tuyến phố trung tâm của thị xã Sapa (Lào Cai).

  • Sapa xúc tiến quảng bá du lịch quốc tế năm 2024

    Sapa xúc tiến quảng bá du lịch quốc tế năm 2024

    Hôm nay (27/4), thị xã Sa Pa (Lào Cai) tổ chức “Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch quốc tế năm 2024” nhằm kết nối, trao đổi kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp hợp tác phát triển, xây dựng các tour tuyến, liên kết phát triển du lịch giữa tỉnh Lào Cai với các địa phương của vùng Tây Nam (Trung Quốc) và các thành phố Du lịch của các nước Đông Nam Á.

  • Chương trình Jazz Quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại TP. Nha Trang

    Chương trình Jazz Quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại TP. Nha Trang

    Ngày 27/4, tại quảng trường 2/4 (TP. Nha Trang), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức Chương trình Jazz Quốc tế lần thứ I - Nha Trang 2024. Đây là chương trình Jazz Quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.

Top