Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 7 tháng 3 năm 2024 | 11:10

TP.HCM muốn có 3.000 ha canh tác rau vào năm 2025

TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2025 diện tích canh tác rau là 3.000 ha (diện tích gieo trồng 15.280 ha), tập trung tại huyện Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, sản lượng ước đạt 446.000 tấn…

TP.HCM đặt mục năm 2025 đạt 3.000 ha diện tích canh tác rau, sản lượng 446.000 tấn - Ảnh minh họa.

UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai Quyết định số 4765/QĐ-BNN-TT ngày 9/11/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Đề án phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030 trên địa bàn Thành phố.

Theo đó, TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2025 diện tích canh tác rau là 3.000 ha (diện tích gieo trồng 15.280 ha), tập trung tại huyện Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn; sản lượng ước đạt 446.000 tấn. Hàng năm chuyển giao 3 - 4 giống rau mới phù hợp với điều kiện phát triển nông nghiệp đô thị tại Thành phố, cung cấp cho thị trường 400 - 500 tấn hạt giống rau các loại, đáp ứng cho 560.000 - 700.000 ha gieo trồng.

Tỷ lệ diện tích rau an toàn, tập trung, đảm bảo truy xuất nguồn gốc đạt 15 -20% tổng diện tích gieo trồng rau của Thành phố. Diện tích canh tác ứng dụng công nghệ cao đạt 540 - 600 ha (chiếm tỷ lệ 18 - 20% tổng diện tích sản xuất rau); diện tích sản xuất rau hữu cơ đạt khoảng 10 - 15 ha.

Ngoài ra, giá trị sản xuất bình quân thu được trên 1 ha đất trồng rau đạt bình quân 700 - 750 triệu đồng/năm, giá trị sản lượng rau ứng dụng công nghệ cao chiếm 40 - 50% tổng giá trị rau. Hỗ trợ xây dựng và phát triển 2 - 4 chuỗi giá trị ngành hàng rau tiêu thụ tại Thành phố. Trong đó, trên 95% số mẫu rau sản xuất tại Thành phố được thanh, kiểm tra đạt tiêu chuẩn an toàn.

Đến năm 2030, diện tích canh tác rau là 2.500 ha (diện tích gieo trồng 12.900 ha), tập trung tại huyện Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn; sản lượng ước đạt 387.000 tấn, trong đó sản lượng rau phục vụ chế biến 15.000 - 20.000 tấn (chiếm khoảng 4- 5% tổng sản lượng rau). Hàng năm chuyển giao 5 - 6 giống rau mới phù hợp với điều kiện phát triển nông nghiệp đô thị tại Thành phố, cung cấp cho thị trường 850 - 950 tấn hạt giống rau các loại, đáp ứng cho 1.200.000 - 1.500.000 ha gieo trồng.

Đồng thời, tỷ lệ diện tích rau an toàn, tập trung, đảm bảo truy xuất nguồn gốc đạt 30 - 40% tổng diện tích gieo trồng rau của Thành phố. Diện tích canh tác ứng dụng công nghệ cao đạt 1.000 - 1.250 ha (chiếm tỷ lệ 40 - 50% tổng diện tích sản xuất rau); diện tích sản xuất rau hữu cơ đạt khoảng 15 - 20 ha.

Bên cạnh đó, Thành phố cũng đặt mục tiêu giá trị sản xuất bình quân thu được trên 1 ha đất trồng rau đạt bình quân 800 - 850 triệu đồng/năm, giá trị sản lượng rau ứng dụng công nghệ cao chiếm 60 - 70% tổng giá trị rau. Hỗ trợ xây dựng và phát triển 4 - 6 chuỗi giá trị ngành hàng rau tiêu thụ tại Thành phố. Phấn đấu 100% số mẫu rau sản xuất tại Thành phố được thanh, kiểm tra đạt tiêu chuẩn an toàn.

Để thực hiện mục tiêu trên, TP.HCM triển khai một số giải pháp như: Về tổ chức sản xuất, phát triển các vùng sản xuất tập trung, ổn định gắn với nghiên cứu sản xuất giống, ứng dụng công nghệ cao, liên kết sản xuất.

Về tổ chức liên kết sản xuất, xây dựng chuỗi giá trị, Thành phố đẩy mạnh việc hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm rau giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân. Trong đó, thể hiện sự gắn kết theo chuỗi từ cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, sản xuất, sơ chế, chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm.

Về khoa học và công nghệ, Thành phố nghiên cứu, phát triển sản xuất giống; chuyển giao kỹ thuật canh tác, sơ chế, chế biến và bảo quản.

Về đầu tư tăng cường năng lực, TP.HCM thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất rau toàn theo hướng xã hội hóa, trong đó nguồn lực chính là doanh nghiệp và người dân.

 

Theo vneconomy.vn
Ý kiến bạn đọc
  • Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Sử dụng phân bón chưa hợp lý và chưa hiệu quả đang là vấn đề lớn trong sản xuất nông nghiệp, dẫn đến thu nhập hạn chế và hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng thấp. Vậy làm thế nào để sử dụng phân bón đúng nhưng vẫn đảm bảo được năng suất, không làm ảnh hưởng đến lợi ích của người nông dân?

  • Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    UBND xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông) vừa phối hợp với người dân làng tái định cư Tu Thó tổ chức trồng 4.000 cây hoa hồng Bulgaria trên diện tích 5.000m2.

  • Đồng Tháp trang bị 1.580 trạm bơm phục vụ sản xuất lúa hè thu

    Đồng Tháp trang bị 1.580 trạm bơm phục vụ sản xuất lúa hè thu

    Theo Sở NN-PTNT Đồng Tháp, tỉnh đã đưa cơ giới hóa vào tưới tiêu cho lúa với gần 1.580 trạm bơm điện, trạm bơm dầu và 8.481 hệ thống bơm tưới nhằm đáp ứng tốt nhất cho vụ hè thu trước diễn biến phức tạp của thời tiết, nhất là nắng nóng kéo dài như hiện nay.

Top