Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 10 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 13 tháng 10 năm 2023 | 9:50

Thăm làng nghề làm bún “tiến vua” bên bờ sông Côn

Nằm bên bờ sông Côn, làng nghề làm bánh, bún khô An Thái (xã Nhơn Phúc, TX. An Nhơn, tỉnh Bình Định) tồn tại hàng trăm năm. Trải qua nhiều khó khăn, thăng trầm, nhưng người dân trong làng vẫn duy trì và phát triển nghề cho đến nay.

Đặc sản bún song thằn

Về thăm làng An Thái vào một ngày tháng 10, nơi đây không chỉ được biết đến là cái nôi của võ cổ truyền Bình Định, nơi đây còn là làng nghề truyền thống sản xuất bánh - bún khô lâu đời. Nhiều năm trở lại đây, làng nghề được địa phương tập trung quảng bá thương hiệu, sản phẩm ra thị trường trong và ngoài nước.

Hiện, làng nghề có khoảng 60 cơ sở, hộ gia đình sản xuất các sản phẩm như: bún số 8, bún dong (bún củ chuối), bún mì vàng, bún gạo vắt tròn, bánh tráng, bánh phở… Đặc biệt, dòng bún đậu xanh song thằn được mệnh danh bún “tiến vua”.

Đặc sản bún song thằn tiến vua ở làng An Thái

Theo một số người dân có thâm niên trong nghề, bún song thằn nổi tiếng vì có hương vị thơm ngon đặc biệt và giá trị dinh dưỡng cao. Người làng An Thái cũng kể rằng, sở dĩ có tên gọi bún song thằn vì người thợ thường bắt dây bún từng đôi một, nhiều người đọc thành bún “song thằn”.

Bún khô của làng nghề An Thái hiện có rất nhiều chủng loại, trong đó bún gạo vắt theo hình vuông.

Còn có nhiều thông tin rằng, đây là loại bún thượng hạng, rất bổ dưỡng nên thời phong kiến, các quan lại địa phương đều mang theo bún song thằn tiến lên vua nên còn được gọi là bún “tiến vua”. Bún song thằn là đặc sản độc đáo của làng nghề An Thái, 5 kg đậu xanh hạt được xay và chắc lọc nước nhiều lần cho ra 1,2 kg bột đậu xanh tinh chất trắng tinh, rồi 1,2 kg bột đậu xanh đem nhồi rê làm thành 1 kg bún song thằn khô. Chất lượng bún rất ngon, dinh dưỡng cao, mỗi kg bún có giá trên 200.000 đồng.

Đầu tư máy móc để sản xuất nhanh hơn

Trước đây, những hộ làm bún, bánh theo phương thức truyền thống khá cầu kỳ, qua nhiều công đoạn và mất nhiều thời gian. Làm bún, bánh thủ công vừa vất vả, năng suất lại không cao nên vài năm gần đây, một số gia đình trong làng đã đầu tư máy sản xuất bún, bánh liên hoàn để giảm sức lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Người dân đang làm bún mì vàng.

Ông Võ Văn Tiền (65 tuổi), một hộ kinh doanh ở thôn An Thái cho biết, gia đình tôi sản xuất chủ yếu là bánh tráng mỏng, bánh tráng cuốn làm chả ram. Mỗi ngày chúng tôi làm khoảng 3 tạ gạo và 2 tạ mì, sản xuất khoảng 7.000 cái. Nhờ trang bị đầu tư máy móc nên công việc đỡ cực nhọc. Hiện, cơ sở có 10 lao động bình quân thu nhập 100.000 - 130.000 đồng/ngày/người.

Anh Nguyễn Văn Lượng ở thôn An Thái chia sẻ: Gia đình tôi làm nghề bún khô được hơn 3 năm nay. Để có thể cho ra các sản phẩm bánh, bún thơm ngon, gia đình tôi bắt đầu làm từ tờ mờ sáng cho đến khi hết nắng. Các công đoạn làm bún không quá cầu kỳ, mỗi ngày gia đình chúng tôi làm khoảng 100kg gạo cho ra được 80kg bún khô, sản phẩm làm ra bao nhiêu tiêu thụ hết bấy nhiêu.

Hiện nay, với nhiều loại sản phẩm đặc sắc, bánh, bún An Thái không chỉ phục vụ người tiêu dùng tại địa phương, trong tỉnh Bình Định mà còn được khách hàng trên cả nước ưa chuộng, đặc biệt là khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

 

Dương Hùng - Triều Nguyên
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Về làng Sen, xã Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An) mùa này, du khách không chỉ thưởng ngoạn sắc hồng của sen. Vẫn lối cũ ấy, nhưng lại được ấp ôm bởi những vườn mẫu, vườn chuẩn NTM, những homestay với mục tiêu chính không phải để kinh doanh mà cốt yếu để tỏ tấm chân tình người dân quê Bác với du khách thập phương...

  • Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    OCOP thực sự trở thành phong trào thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo ở nông thôn, là hướng đi đúng, kịp thời và nhận được hưởng ứng tích cực từ người dân.

  • Thanh Hoá dự kiến có thêm 3 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 5 sao

    Thanh Hoá dự kiến có thêm 3 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 5 sao

    Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hoá thống nhất đề xuất nâng hạng 5 sao đối với 3 sản phẩm OCOP 4 sao từ cây cói của Công ty Cổ phần sản xuất chế biến cói xuất khẩu Việt Anh.

Top