Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 9 tháng 5 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 17 tháng 12 năm 2022 | 22:50

Ứng dụng khoa học công nghệ gia tăng giá trị, liên kết chuỗi cá tra

Đây là những giải pháp quan trọng để phát triển bền vững ngành hàng cá tra, đồng thời cũng là chủ đề chính của Hội thảo do Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức sáng 17/12, thuộc khuôn khổ Lễ hội Cá tra lần thứ I, tại thành phố Hồng Ngự.

Tham dự có ông Phùng Đức Tiến – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Huỳnh Minh Tuấn – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến định hướng nội dung tại hội thảo

Bên cạnh thông tin về thực trạng ngành hàng cá tra Đồng bằng sông Cửu Long, với nhiều kết quả nổi bật, nhất là giá trị xuất khẩu ngày càng tăng cao thì những hạn chế, khó khăn của ngành hàng này cũng không ít.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho rằng, để phát triển ngành hàng cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long cần khắc phục những hạn chế về thiếu hụt nguồn giống cá tra bố mẹ chất lượng cao, tỷ lệ cá tra sống khi ương dưỡng từ giai đoạn bột đến cá giống còn thấp, chất lượng con giống chưa được kiểm soát tốt. Đặc biệt, cần tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ nhằm gia tăng giá trị sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, thúc đẩy liên kết chuỗi cá tra theo hướng ổn định.

Việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào các khâu trong quá trình sản xuất, chế biến cá tra góp phần cải thiện quy trình nuôi đáp ứng khối lượng hàng hóa lớn, có giá trị cao; giải quyết các vấn đề về kiểm soát môi trường; giảm chi phí sản xuất. Từ đó nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành hàng cá tra.

Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà quản lý đã chia sẻ nhiều giải pháp nâng cao giá trị ngành hàng cá tra. Trong đó, về giải pháp kỹ thuật, phải nâng cao chất lượng cá bố mẹ, cải tiến và ứng dụng công nghệ trong ương giống, cải tiến kỹ thuật nuôi nhằm giảm hệ số FCR (hệ số thức ăn) từ đó giảm được giá thành sản xuất.

Cùng với đó, phát triển các sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng có triển vọng thương mại hoá (sản phẩm ăn liền, sản phẩm chế biến sẵn v.v.) để sử dụng tối đa các loại sản phẩm trong quá trình chế biến phi lê, cũng như giải quyết được 70% phụ phẩm trong quá trình chế biến.

Quy trình công nghệ chế biến phụ phẩm cá tra được giới thiệu tại hội thảo

Các chuyên gia cho rằng, cần xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung để phân loại hàng hóa (tiêu chuẩn chứng nhận và sản phẩm hữu cơ) phục vụ xuất khẩu đến các thị trường cao cấp để nâng cao giá trị sản phẩm trong cùng diện tích sản xuất.

Về xây dựng liên kết chuỗi gắn kết với thị trường xuất khẩu, mô hình này sẽ hỗ trợ cho các cơ sở nuôi cá tra riêng lẻ hình thành nên từng hợp tác xã chuyên về từng loại tiêu chuẩn chứng nhận.

Tham gia hội thảo, đơn vị phân phối bán lẻ tại thị trường nội địa cũng thể hiện vai trò đồng hành trong tiêu thụ nông sản, cụ thể là sản phẩm cá tra; các doanh nghiệp công nghệ chia sẻ về quy trình công nghệ chọn tạo giống cá tra; ứng dụng khoa học công nghệ trong nuôi, chế biến cá tra tại Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn; quy trình công nghệ chế biến phụ phẩm cá tra; tiêu chuẩn nuôi cá tra bền vững; ứng dụng công nghệ chuyển đổi số trong nuôi cá tra của Công ty RYNAN (quan trắc chất lượng nước ao nuôi, máy đo độ kiềm, máy quang phổ, sử dụng viễn thám) v.v..

Dịp này đã diễn ra lễ ký biên bản ghi nhớ giữa nhóm công tác ngành hàng cá tra thuộc khuôn khổ Nhóm công tác đối tác công tư (PPP) thủy sản và ký biên bản ghi nhớ về chuyển giao đàn cá tra bố mẹ chất lượng cao cho ngành nông nghiệp các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long.

Ông Nguyễn Phước Thiện – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(bìa trái) và các đơn vị ký kết ghi nhớ

Với chủ đề “Vươn ra biển lớn”, Lễ hội Cá tra lần thứ I diễn ra trong 02 ngày 16 và 17/12 tại thành phố Hồng Ngự (Đồng Tháp) đã thành công tốt đẹp. Thống kê sơ bộ có trên 20 ngàn người dân đến dự lễ, tham quan, mua sắm.

Lễ hội được tổ chức nhằm cổ vũ, động viên, ghi nhận sự đóng góp tích cực của ngành hàng cá tra trong nền kinh tế của địa phương và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, giới thiệu và tôn vinh hình ảnh, sản phẩm cá tra, ngành nghề truyền thống của địa phương.

Qua đó, khẳng định giá trị, nguồn gốc xuất xứ và thương hiệu cá tra Việt Nam nói chung và Đồng Tháp nói riêng, đặc biệt là giới thiệu, quảng bá thương hiệu cá tra Việt Nam đến du khách trong và ngoài nước.

 

Nguyệt Ánh/dongthap.gov.vn

Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Về làng Sen, xã Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An) mùa này, du khách không chỉ thưởng ngoạn sắc hồng của sen. Vẫn lối cũ ấy, nhưng lại được ấp ôm bởi những vườn mẫu, vườn chuẩn NTM, những homestay với mục tiêu chính không phải để kinh doanh mà cốt yếu để tỏ tấm chân tình người dân quê Bác với du khách thập phương...

  • Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    OCOP thực sự trở thành phong trào thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo ở nông thôn, là hướng đi đúng, kịp thời và nhận được hưởng ứng tích cực từ người dân.

  • Thanh Hoá dự kiến có thêm 3 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 5 sao

    Thanh Hoá dự kiến có thêm 3 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 5 sao

    Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hoá thống nhất đề xuất nâng hạng 5 sao đối với 3 sản phẩm OCOP 4 sao từ cây cói của Công ty Cổ phần sản xuất chế biến cói xuất khẩu Việt Anh.

Top