Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 10 tháng 5 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 4 tháng 2 năm 2024 | 11:15

Về vùng trồng dưa hấu lâu năm ở Sóc Trăng

Những ngày này, nhiều cánh đồng dưa hấu ở Phú Mỹ, xã có trên 93% dân số là đồng bào dân tộc Khmer của huyện Mỹ Tú (tỉnh Sóc Trăng), bà con bắt đầu vụ thu hoạch dưa hấu phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 với niềm vui cho thu nhập cao hơn làm lúa...

Nghề trồng dưa ở Phú Mỹ có cách đây hơn nửa thế kỷ.

Bà Thạch Thị Sông (ấp Bét Tôn) cho biết: Vụ dưa Tết này, gia đình trồng 3 công (3.000m2), trong đó có 2 công dưa hấu tròn, 1 công dưa hấu trái dài. Sau khi trồng xong, bán cho thương lái (bán mão - bán nguyên ruộng) với giá 22 triệu đồng/công dưa trái tròn. Còn 1 công dưa trái dài cho năng suất khoảng 4,5 tấn, bán với giá 6.000đ/kg. Trừ chi phí,  lợi nhuận trên 40 triệu đồng.

“Dưa trái dài để ăn, còn dưa trái tròn thương lái mua đưa đi TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Năng suất dưa trái dài và dưa trái tròn khoảng 4,5 – 5 tấn/công. Thương lái mua mão, sau đó họ đưa đi nơi khác bán theo cân. Mỗi trái dưa dài có trọng lượng từ 5-6kg. Họ bán theo cân nên lời lắm”, bà Sông chia sẻ.

Ông Hồ Văn Chiến (ấp Bét Tôn) cho biết: Vụ dưa này ông trồng 3 công vừa dưa trái tròn vừa dưa Hoàng kim (dưa vàng). Hiện đã bán cho thương lái với giá 21 triệu đồng/công dưa tròn, còn dưa Hoàng kim bán 23 triệu đồng. Trừ chi phí, thu lợi nhuận từ 15-16 triệu đồng/công. Một công dưa trái tròn cho năng suất từ 4,5-5 tấn, dưa Hoàng kim khoảng từ 3-4 tấn.

Theo ông Chiến, dưa trái dài trồng 2 tháng là thu hoạch, còn dưa Hoàng kim là 55 ngày. Dưa trái dài mỗi trái nặng từ 5-6kg, còn dưa Hoàng kim khoảng từ 3kg.

“Vụ dưa năm nay năng suất không cao bằng năm ngoái và trái không đẹp bằng vì bị ảnh hưởng thời tiết, nên thu nhập giảm so với năm ngoái. Năm ngoái tôi bán một công dưa trái tròn 25 triệu đồng, dưa Hoàng kim 28 triệu đồng. Nhưng so với trồng lúa thì thu nhập cao hơn”, ông Chiến nói.

Chuẩn bị đưa dưa đi tiêu thụ dịp Tết.

Một thương lái mua dưa cho biết: Dưa họ mua của bà con theo hình thức mua nguyên ruộng (mua mão). Khi thu hoạch, dưa trái tròn sẽ chọn trái đẹp đưa đi nơi khác bán phục vụ chưng Tết, chủ yếu là thị trường ở TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Do chưa đến Tết nguyên đán nên chưa biết giá dưa như thế nào. Tết năm ngoái, giá dưa tròn chưng Tết được bán với giá 28.000đ/kg, còn dưa Hoàng kim 32.000đ/kg.

Như vây, một công dưa mua của nhà nông là 22 triệu đồng với năng suất 4,5-5 tấn. Bán với giá 28.000đ/kg thì thương lái thu về được từ 125 triệu đến 140 triệu đồng. Còn với dưa Hoàng kim, Tết năm ngoái bán giá 32.000đ/kg, thương lái thu về từ 96 – 128 triệu đồng. Trừ chi phí, thương lái thu lợi nhuận cao hơn nhiều so với người trồng dưa.

Ông Trần Cam (ấp Bét Tôn) cho biết: Nghề trồng dưa ở địa phương có cách đây hơn nửa thế kỷ. Xã Phú Mỹ có nhiều hộ trồng dưa hấu nhưng trồng nhiều nhất và dưa ngon nhất vẫn là ở ấp Bét Tôn vì đất ở đây rất hợp với việc trồng dưa hấu nên thương lái thích chọn mua dưa của nông dân ở ấp này. Để có thể thu hoạch dưa đúng dịp Tết Nguyên đán, kỹ thuật trồng rất quan trọng. Thời điểm thích hợp nhất để trồng dưa hấu Tết là khoảng ngày 15, 16 tháng 10 âm lịch và đến khoảng ngày 23, 24 tháng 12 âm lịch bắt đầu thu hoạch đồng loạt để phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong dịp Tết.

 

Cao Xuân Lương
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

  • Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Về làng Sen, xã Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An) mùa này, du khách không chỉ thưởng ngoạn sắc hồng của sen. Vẫn lối cũ ấy, nhưng lại được ấp ôm bởi những vườn mẫu, vườn chuẩn NTM, những homestay với mục tiêu chính không phải để kinh doanh mà cốt yếu để tỏ tấm chân tình người dân quê Bác với du khách thập phương...

  • Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    OCOP thực sự trở thành phong trào thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo ở nông thôn, là hướng đi đúng, kịp thời và nhận được hưởng ứng tích cực từ người dân.

Top