Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 15 tháng 1 năm 2019 | 20:21

Agribank - điểm tựa vững chắc cho nền nông nghiệp nước nhà

Năm 2018 là năm ghi nhận sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế nước nhà với GDP tăng trưởng cao nhất trong hơn một thập kỷ qua. Ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thắng lợi toàn diện đóng góp vào bức tranh kinh tế tươi sáng của đất nước.

  
muaboithu.jpg
Một mùa cà phê bội thu nữa lại về, và dòng vốn Agribank góp phần làm nên điều kỳ diệu ấy.
 
 
Agribank với vai trò là ngân hàng chủ lực đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã có đóng góp tích cực cho sự phát triển của nông nghiệp nói riêng và kinh tế đất nước nói chung.
 
Agribank dẫn đầu ngành ngân hàng đầu tư cho “Tam nông”
 
Được sinh ra từ những ngày đầu của thời kỳ đổi mới (26/3/1988), cho đến nay sức trẻ và bề dày kinh nghiệm của một ngân hàng hơn 30 tuổi đã giúp Agribank không ngừng vươn lên, khẳng định vị thế hàng đầu trong số các ngân hàng thương mại lớn của đất nước đầu tư cho lĩnh vực “tam nông”. Agribank luôn nỗ lực hết mình vượt mọi khó khăn, đem từng đồng vốn tới đồng bào mọi miền tổ quốc, từ miền núi đồng bằng tới hải đảo xa xôi… kịp thời giúp người dân phát triển kinh tế, gia tăng thu nhập và từ đó nền nông nghiệp Việt Nam có những khởi sắc đáng tự hào. 
 
Agribank là đơn vị đi đầu thực hiện nghị quyết 26-NQ/TW, nghị quyết hội nghị lần thứ bảy ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (Nghị định 41/2010/NĐ-CP, sau là Nghị định 55/2015/NĐ-CP và nay là nghị định 116/2018/NĐ-CP) và nhiều chương trình tín dụng chính sách khác. Agribank luôn dành trên 70% tỷ trọng dư nợ cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn và chiếm tới hơn 50% thị phần tín dụng ngành ngân hàng cho lĩnh vực này. Cụ thể, trong năm 2018, tổng dư nợ của Agribank đạt 1.005.000 tỷ đồng, tăng 14,63% so với năm 2017 và tăng gấp 3 lần so với năm 2008, trung bình dư nợ tăng trưởng 13%/năm.
 
Agribank hiện đang triển khai 9 chương trình tín dụng chính sách (Cho vay theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn; Cho vay hộ gia đình, cá nhân thông qua Tổ vay vốn/tổ liên kết; Cho vay theo chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo QĐ 63,65,68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Cho vay ưu đãi lãi suất đối với các huyện nghèo theo NQ 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ và Thông tư 06/2009/TT-NHNN; Cho vay xây dựng Nông thôn mới; Cho vay gia súc, gia cầm; Cho vay tái canh cà phê; Cho vay theo Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thủy sản; Tín dụng ưu đãi phục vụ “Nông nghiệp sạch”...
 
Các chương trình tín dụng của Agribank đã và đang đóng góp rất quan trọng vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới của đất nước. Mới đây, Agribank vinh dự được tặng thưởng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đây là hành động cụ thể của Đảng và Nhà nước tôn vinh những cá nhân và tập thể có cống hiến tiêu biểu cho nền nông nghiệp Việt Nam…
 
Những chương trình tín dụng nổi bật cho khu vực “Tam nông”
 
Agribank triển khai mạnh mẽ chương trình tín dụng theo nghị định 55 của Chính phủ (mà nay là 116) ở nhiều địa phương trên khắp cả nước từ năm 2015. Tính đến 31/12/2018, dư nợ cho vay theo nghị định 55 đạt 707.697 tỷ đồng. Trong nhiều năm qua, Agribank chủ động nắm bắt tình hình kinh tế xã hội, nhu cầu vốn của khách hàng trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đồng thời triển khai quyết liệt và đồng bộ nhiều giải pháp khiến các chương trình tín dụng theo nghị định 55 của Chính phủ và các chương trình tín dụng ưu đãi khác cho khu vực nông nghiệp đã đạt được những kết quả khả quan. 
 
Công tác tuyên truyền về các chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn và các sản phẩm dịch vụ khác cũng được Agribank triển khai sâu rộng. Đồng thời Agribank triển khai đa dạng các kênh dẫn vốn đến người dân như: cho vay qua tổ nhóm, dịch vụ ngân hàng lưu động… Từ đó các chương trình tín dụng ưu đãi đã đến được với đông đảo người dân ở khắp các vùng miền, góp phần quan trọng vào sự thay đổi diện mạo nông nghiệp nông thôn Việt Nam.
 
Chương trình tín dụng quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững của Agribank cũng đạt hiệu quả cao. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị, và an ninh quốc phòng dựa trên tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 năm 2008, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Kể từ khi triển khai cho đến nay, Agribank luôn khẳng định vị thế hàng đầu trong các tổ chức tín dụng về cho vay lĩnh vực nông thôn mới. Đến 31/12/2018, Agribank đã thực hiện triển khai cho vay tại 100% các xã (9.001 xã) của cả nước theo chương trình xây dựng nông thôn mới với dư nợ trên 438.940 tỷ đồng, phục vụ gần 3 triệu khách hàng, tăng 17,7% so với năm 2017.
 
Agribank cho vay xây dựng nông thôn mới chủ yếu trong các lĩnh vực quan trọng nhằm tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện cơ sở hạ tầng để đem đến những thay đổi căn bản trong diện mạo nông thôn hôm nay. Đáng chú ý là Agribank đã dành khoảng 50% tổng dư nợ cho vay nông thôn mới để đầu tư sản xuất, chế biến, kinh doanh các ngành nông, lâm, ngư, diêm nghiệp nông thôn giúp nâng cao giá trị các mặt hàng nông sản chủ lực; 15% tổng dư nợ cho vay nông thôn mới đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn… Từ đồng vốn Agribank nhiều hộ gia đình đã vươn lên làm giầu, nhiều xã, huyện đã thực sự khởi sắc.
 
Một trong những gói tín dụng ưu đãi mà ngân hàng Agribank đem đến cho người nông dân và giúp đem lại hiệu quả kinh tế cao đó là gói tín dụng nông nghiệp sạch nông nghiệp công nghệ cao có quy mô tối thiểu 50 nghìn tỷ đồng và đến nay doanh số cho vay lĩnh vực này đã đạt trên 21 nghìn tỷ đồng, gói tín dụng này được Agribank triển khai áp dụng từ ngày 01/11/2016. Từ việc tiếp cận được với nguồn vốn ưu đãi từ chương trình, nhiều doanh nghiệp và hộ gia đình đã triển khai được những chương trình sản xuất nông sản sạch và an toàn trên quy mô lớn.
 
Những gói tín dụng khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch nông nghiệp công nghệ cao với quy mô lớn đang hiện hữu trên khắp các vùng miền tổ quốc: ở Bắc Ninh, Lào Cai, Hà Nam nổi bật với những mô hình chăn nuôi gia súc gia cầm sạch quy mô lớn; ở các tỉnh Tây Nguyên như Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum có mô hình hoa quả rau an toàn, theo tiêu chuẩn châu âu và tiêu chuẩn VietGap; ở Đồng bằng sông Cửu Long - một trong những vựa lúa lớn nhất cả nước có mô hình cánh đồng mẫu lớn ở Cần Thơ đã và đang phát huy hiệu quả; mô hình chăn nuôi tôm giống ở Kiên Giang, Ninh Thuận, Bình Thuận…
 
Mỗi vùng miền với những thế mạnh nông sản riêng đều được tạo điều kiện phát huy tối đa tiềm năng. Dòng vốn Agribank đang được chảy đều khắp các vùng miền mang đến những mùa vàng bội thu cho nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao giúp nâng cao giá trị nông sản Việt. Agribank đã trở thành điểm tựa vững chắc để phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng phát triển bền vững.
 
Agribank luôn tập trung nguồn lực, tổ chức triển khai về cho vay đầu tư phát triển lĩnh vực nông nghiệp. Nguồn vốn Agribank trực tiếp tạo động lực đối với sự phát triển“tam nông” và nền kinh tế. Agribank luôn chú trọng đến việc đồng hành cùng nông dân để phát triển nông nghiệp nông thôn, phát huy vai trò tiên phong chủ lực phát triển ngành nông nghiệp. Agribank vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất vì những thành tích xuất sắc trong phát triển kinh tế đất nước cùng nhiều phần thưởng cao quý khác.
 
 
 
Lại Hương
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top