Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 16 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 23 tháng 10 năm 2019 | 11:32

Bồ Lý: Thu nhập cao từ nuôi bò sữa

Do nằm gần huyện Vĩnh Tường, nơi có nghề nuôi bò sữa khá phát triển, nên xã Bồ Lý (Tam Đảo) cũng có một số hộ làm theo, cho thu nhập cao.

Anh Trần Văn Hùng, thôn Cầu Trang, xã Bồ Lý, huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc), cho biết, do thấy bà con huyện Vĩnh Tường, địa phương nằm liền kề với xã Bồ Lý, nuôi bò sữa có thu nhập ổn định, năm 2011, anh đã sang xã Phù Đổng (Gia Lâm – Hà Nội), mua 2 con bò sữa về nuôi và phát triển đến ngày nay.

 

img_8732.JPGĐàn bò sữa của gia đình  anh Hùng

 

Giá sữa thời điểm này đạt 10.000 đồng/lít, bình quân mỗi ngày thu 20 – 25 kg sữa. Từ năm 2013 đến nay sữa tăng giá 14 – 15.000 đồng/kg, nên thu nhập khá hơn. Đồng thời lúc này, đàn bò của anh cũng đã tăng lên 5 con, mỗi ngày thu hoạch 40 – 50 kg sữa.

Đặc biệt, từ năm 2016 đến nay, đàn bò của gia đình anh đã tăng lên 38 con, trong đó có 12 con đang khai thác sữa, còn lại là bê con và bò chửa; bình quân 1 ngày thu 3 – 4 tạ sữa, đầu ra nhập cho hãng sữa Cô gái Hà Lan.

Hiện, 1 bê đực (40 – 50 kg), có giá từ 50 – 55.000 đồng/kg; bê cái 7 – 8 triệu đồng/con 1 tháng tuổi.

Về nguồn thức ăn, trước đây trồng cỏ voi trên diện tích sẵn có của gia đình, nhưng nay do đàn bò phát triển mạnh, phải thuê thêm đất của bà con mới đủ cung cấp cho đàn bò.

Thức ăn thô trong mùa đông, phải phơi cỏ để ủ chua dự trữ. Thức ăn tinh, phải mua cám hỗn hợp của các nhà máy có uy tín, bình quân 7.000 đồng/kg. Bò sữa 1 ngày ăn 50 kg thức ăn thô xanh, 10 kg tinh bột (cám hỗn hợp).

Theo đó, bình quân 1 năm, gia đình anh Hùng thu nhập 50 tấn sữa, tương đương 700 triệu đồng, trừ chi phí, thu nhập khoảng 400 triệu đồng, cao nhất trong những hộ nuôi bò sữa ở Bồ Lý. Nhân công chủ yếu do 3 lao động trong gia đình, bố, mẹ và anh đảm nhận, không phải thuê thêm người.

“Hiện, Bồ Lý có khoảng 20 hộ chăn nuôi bò sữa, hộ thấp nhất thu nhập 100 triệu đồng/năm. Toàn huyện Tam Đảo có 8 xã và 1 thị trấn, trong đó, có 3 xã nuôi được bò sữa:  Bồ Lý, Yên Dương, Đạo Trù, nhiều nhất là xã Bồ Lý.

Song, việc mở rộng đàn bò gặp nhiều khó khăn, do đây là địa phương đất chật, người đông, thiếu diện tích để trồng cỏ, và làm nơi chăn thả để thư giãn cho đàn bò”, anh Hùng cho biết.

 

 

   

Dương An Như
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Để có sản phẩm lúa, gạo ngon được thị trường tiêu dùng lựa chọn, bà con nông dân phải thay đổi phương pháp canh tác, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm chất lượng. Có như vậy, người nông dân mới tiêu thụ được sản phẩm và có lợi nhuận cao, trong đó áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là một lựa chọn.

  • Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    Trưng bày sản phẩm OCOP chào mừng Lễ hội Hoa Phượng đỏ

    120 gian hàng là những sản phẩm OCOP và thủ công mỹ nghệ được giới thiệu, trưng bày tại vườn hoa Tố Hữu thuộc Dải trung tâm TP. Hải Phòng.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Top