Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 3 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 28 tháng 7 năm 2016 | 4:51

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Ba thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, ông Nguyễn Xuân Cường đã có những chia sẻ thẳng thắn với báo chí về những vấn đề đặt ra với ngành nông nghiệp trong nhiệm kỳ mới sáng nay (28/7) ngay sau khi được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: Hiện, ngành nông nghiệp Việt Nam đối diện với 3 thách thức lớn: Quy mô manh mún, biến đổi khí hậu và những khó khăn khi hội nhập.

Thứ nhất, nền nông nghiệp VN về tổng thể vẫn là nền nông nghiệp dựa trên các hộ nhỏ lẻ. Hiện nay chúng ta có 12 triệu hộ sản xuất trên một diện tích canh tác bình quân rất thấp, 0,3ha/hộ. Đây là rào cản lớn nhất để chúng ta có thể hình thành một nền nông nghiệp tập trung hiệu quả, bền vững.

Thứ hai là biến đổi khí hậu hiện nay đang diễn ra với nước ta nhanh hơn cả kịch bản chúng ta dự báo. Chúng ta là một trong năm nước bị tổn thương lớn nhất. Sáu tháng đầu năm 2016 đã thể hiện rất rõ điều này. Hầu như toàn bộ các vùng lãnh thổ VN chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, trong đó đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long, vùng Tây nguyên và Nam Trung bộ cũng như vùng núi phía Bắc. Đây là thách thức sẽ làm đảo lộn toàn bộ cơ cấu sản xuất cũng như đời sống của người dân, nhất là vùng sâu vùng xa.

Thách thức thứ ba là quá trình hội nhập sâu rộng. Hiện sản phẩm nông nghiệp VN đã đi 180 nước. Bên cạnh cơ hội mở rộng thị trường thì áp lực chất lượng, tham gia vào chuỗi giá trị và đảm bảo an toàn thực phẩm là thách thức lớn.

Theo Bộ trưởng, nhiệm vụ cấp bách trong nhiệm kỳ mới cần hành động ngay, đó là vấn đề an toàn thực phẩm, bởi đây là vấn đề nóng hổi, bức xúc của toàn thể nhân dân, toàn bộ xã hội. Bằng tất cả các biện pháp tổng hợp, chúng ta cần phải tập trung vào giải quyết cho được vấn đề an toàn thực phẩm.

Tiếp theo là tập trung vào tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng từng bước khắc phục ba thách thức trên. Trong 5 năm qua chúng ta đã có được một kết quả rất tốt trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Hiện nay chúng ta đã đạt 22% số xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới. Nhưng mới chỉ là kết quả bước đầu trong những xã đạt đủ tiêu chí vẫn còn những tiêu chí rất bản chất, ví dụ như thúc đẩy sản xuất, vấn đề môi trường, an sinh... Đây là một cách thách thức. 78% số xã còn lại là những xã hết sức khó khăn, đa phần là ở vùng sâu, vùng xa miền núi nên chúng tôi cho rằng phải tập trung vào.

D.T

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • ĐBSCL chuyển đổi mô hình sản xuất để thích ứng với hạn, mặn

    ĐBSCL chuyển đổi mô hình sản xuất để thích ứng với hạn, mặn

    Trước tình trạng hạn, mặn ngày càng diễn ra nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhiều nông dân đã chủ động chuyển đổi mô hình sản xuất đã thích ứng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu được dự báo sớm và biết cách thích ứng tốt, nông dân vẫn có thể sống khỏe giữa hạn, mặn.

  • Cây gió trầm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện miền núi Hà Tĩnh

    Cây gió trầm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện miền núi Hà Tĩnh

    Điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, đất đai bằng phẳng, những năm qua người dân xã Phúc Trạch, xã Hương Khê (Hà Tĩnh) không ngừng mở rộng diện tích trồng cây gió trầm. Với nhiều chính sách khuyến khích trong đầu tư phát triển kinh tế, nhất là đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, cây gió trầm đã góp phần quan trọng giúp hàng trăm hộ dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

  • Hòa Bình phát triển nuôi cá lồng kết hợp du lịch sinh thái ở lòng hồ thủy điện

    Hòa Bình phát triển nuôi cá lồng kết hợp du lịch sinh thái ở lòng hồ thủy điện

    Hòa Bình là địa phương có tiềm năng lớn trong phát triển nuôi trồng thủy sản. Nếu kết hợp hiệu quả giữa nuôi cá lồng và du lịch sinh thái trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình sẽ là hướng phát triển kinh tế bền vững.

Top