Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 2 tháng 6 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 12 tháng 11 năm 2017 | 11:21

Cam Lạc Thủy nhận bằng bảo hộ nhãn hiệu

Ngày 12-11, tại Sân vận động xã Cố Nghĩa, UBND huyện Lạc Thủy (tỉnh Hòa Bình) đã tổ chức Lễ công bố đón nhận văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Cam Lạc Thủy”.

Với lợi thế về thổ nhưỡng và chất đất, cây cam là cây trồng thế mạnh của huyện Lạc Thủy, được trồng từ những năm 70 của thế kỷ trước và phát triển mạnh từ năm 1990. Sau khi có định hướng chung của huyện về phát triển cây ăn quả có múi, đến nay, toàn huyện đã có gần 1.000 ha diện tích cây có múi. Trong đó, diện tích cam chiếm 67%. Chủ yếu là cam xã đoài, cam V2, cam đường canh. Năng suất đạt từ 25 đến 30 tấn/ha, tổng sản lượng đạt gần chín nghìn tấn. Doanh thu từ 500 đến 600 triệu/ ha. Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH và CN) đã công nhận nhãn hiệu tập thể “Cam Lạc Thủy”.

Sản phẩm Cam Lạc Thủy là nhãn hiệu tập thể đầu tiên trên địa bàn huyện được đón nhận văn bằng bảo hộ. Đây là tiền đề để huyện Lạc Thủy tiếp tục xây dựng và phát triển một số mặt hàng nông sản có thế mạnh của địa phương. Đồng thời, là kết quả trong việc thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững huyện Lạc Thủy giai đoạn 2016- 2020

Nhân dịp này, huyện Lạc Thủy đã tổ chức hội chợ cam năm 2017, với 60 gian hàng trưng bày sản phẩm cam và các nông sản đặc trưng của huyện. Đây là cơ hội lớn để các trang trại, chủ vườn trong huyện giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, phục vụ cho việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm, có ý thức bảo vệ, giữ gìn thương hiệu của mình.

Theo Anh Hảo/Nhân Dân

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tân Yên phấn đấu hết năm 2025 có trên 50 sản phẩm OCOP

    Tân Yên phấn đấu hết năm 2025 có trên 50 sản phẩm OCOP

    Huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang phấn đấu từ nay đến hết năm 2025 có trên 50 sản phẩm được chứng nhận OCOP. Cùng với đó, huyện định hướng và có lộ trình phát triển sản phẩm vải sớm Phúc Hòa phấn đấu đạt tiêu chuẩn 5 sao trong thời gian tới.

  • Nhiều sản phẩm OCOP Phú Vang được đánh giá cao

    Nhiều sản phẩm OCOP Phú Vang được đánh giá cao

    Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) vừa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024 trên địa bàn huyện.

  • Phải chuẩn hóa rõ hơn về văn hóa nông thôn

    Phải chuẩn hóa rõ hơn về văn hóa nông thôn

    Tại kỳ họp thứ 7, QH khóa XV, thảo luận về tình hình kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước sáng ngày 29/5, theo đại biểu Nguyễn Văn Huy (Thái Bình), một trong những điểm sáng rất đáng ghi nhận là khu vực nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh lương thực quốc gia.

Top