Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 10 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 15 tháng 10 năm 2019 | 10:17

Chính sách bảo hiểm tiền gửi đã làm tròn sứ mệnh bảo vệ người gửi tiền

Chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG) có vai trò rất quan trọng đối với sự ổn định và phát triển an toàn của các Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) nói riêng và hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) nói chung.

Có thể khẳng định, cho đến nay, sau 20 năm triển khai, chính sách BHTG đã làm tròn sứ mệnh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, thúc đẩy huy động vốn nhằm phục vụ mục tiêu đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

tt-4_opt.jpg
Ảnh minh họa. Nguoonf: internet

 

BHTG là một trong những công cụ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Chính phủ trong bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống các TCTD. Do đó, tuyên truyền có hiệu quả chính sách BHTG giúp người dân ngày càng hiểu và tin tưởng vào các TCTD, từ đó góp phần gia tăng huy động vốn nhàn rỗi để nâng cao đời sống, phát triển kinh tế địa phương.

Thực tiễn 20 năm triển khai chính sách BHTG, thông qua các nghiệp vụ của mình, BHTGVN đã tham gia vào các khâu trong quá trình hoạt động của các TCTD, qua đó góp phần bảo vệ tốt quyền lợi người gửi tiền và duy trì an toàn, lành mạnh hoạt động của các TCTD.

Bên cạnh đó, khi TCTD lâm vào tình trạng mất khả năng thanh khoản, BHTGVN cũng kịp thời xử lý, chi trả BHTG đầy đủ cho người gửi tiền, từ đó giúp ngăn chặn sự lây lan đổ vỡ từ TCTD này sang TCTD khác.

Thời gian gần đây, theo các quy định mới của Luật sửa đổi bổ sung Luật Các TCTD, cũng như Chỉ thị 06/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 1173/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN thì vai trò của BHTGVN càng được nâng cao, nhiệm vụ đặt ra ngày càng nhiều hơn, đặc biệt là việc hỗ trợ chức năng kiểm tra, giám sát của NHNN đối với các Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) và tham gia sâu hơn vào quá trình tái cơ cấu hệ thống các TCTD yếu kém và được kiểm soát đặc biệt, cũng như truyên truyền chính sách BHTG để bảo vệ quyền quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.

Có thể nói, BHTGVN đã khẳng định vai trò, vị thế là công cụ hữu hiệu của NHNN trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, nâng cao niềm tin công chúng đối với hoạt động của hệ thống các TCTD.

Tại Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 12/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống QTDND, vai trò của BHTGVN ngày càng được khẳng định trong giám sát, kiểm tra và tham gia xử lý TCTD yếu kém.

Để tổ chức BHTG ngày càng phát huy vai trò là công cụ tích cực trong hỗ trợ chức năng giám sát, kiểm tra của NHNN tại các QTDND, đồng thời đưa chính sách BHTG ngày càng đến gần hơn với người gửi tiền trên địa bàn, các QTDND cần tiếp tục nghiên cứu và triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về BHTG, công khai minh bạch các thông tin chính sách BHTG đến với người gửi tiền; thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo; đồng thời triển khai quyết liệt, đúng tiến độ, có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ tại Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020; kế hoạch thực hiện Đề án củng cố, phát triển đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; rà soát và khắc phục các tồn tại, vi phạm đã được NHNN, BHTGVN nêu và cảnh báo, đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định trong hoạt động; nâng cao và điều chỉnh chất lượng hoạt động nhằm tuân thủ nguyên tắc của mô hình hợp tác, duy trì sự an toàn, lành mạnh, phát triển bền vững.

Ông Hồ Chu Vân, Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận đánh giá cao sự phối hợp giữa BHTGVN với NHNN Chi nhánh tỉnh Ninh Thuận. “Sự đồng hành của BHTGVN với các TCTD đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định tâm lý người gửi tiền và nâng cao niềm tin công chúng vào hệ thống ngân hàng”, ông Vân khẳng định.

Còn theo ông Nguyễn Tuấn Dũng, Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh An Giang, chính sách BHTG có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ người gửi tiền và góp phần đảm bảo an toàn hoạt động của các TCTD, đặc biệt là đối với QTDND có quy mô và tiềm lực nhỏ luôn chịu nhiều rủi ro, thách thức. Hoạt động tuyên truyền chính sách BHTG tới người dân góp phần củng cố niềm tin, xóa bỏ định kiến tiêu cực về sự đổ vỡ của các hợp tác xã tín dụng trước đây.

“Bên cạnh việc củng cố và ổn định lòng tin của người gửi tiền vào hoạt động của hệ thống QTDND, tạo yếu tố cạnh tranh bình đẳng giữa các ngân hàng thương mại với QTDND, các hoạt động giám sát, kiểm tra, tham gia tái cơ cấu QTDND yếu kém của BHTGVN đã góp phần quan trọng trong việc phát triển bền vững hệ thống QTDND”, ông Nguyễn Tuấn Dũng nhấn mạnh.

 

 

P.V
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Được trao sinh kế, người dân Lang Chánh thoát nghèo

    Với phương châm “trao cần câu, không trao con cá”, thời gian qua, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) được Nhà nước hỗ trợ sinh kế, đã nỗ lực sản xuất kinh doanh, vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

  • Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Tấm chân tình người dân quê Bác với du khách

    Về làng Sen, xã Kim Liên (Nam Đàn - Nghệ An) mùa này, du khách không chỉ thưởng ngoạn sắc hồng của sen. Vẫn lối cũ ấy, nhưng lại được ấp ôm bởi những vườn mẫu, vườn chuẩn NTM, những homestay với mục tiêu chính không phải để kinh doanh mà cốt yếu để tỏ tấm chân tình người dân quê Bác với du khách thập phương...

  • Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    Để OCOP trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn

    OCOP thực sự trở thành phong trào thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo ở nông thôn, là hướng đi đúng, kịp thời và nhận được hưởng ứng tích cực từ người dân.

Top