Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 3 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 17 tháng 11 năm 2017 | 3:47

Công trình nước sạch và VSMT nông thôn sẽ được vay 12 triệu đồng

Ngân hàng chính sách xã hội đề xuất với Bộ Nông nghiệp và PTNT là trình Chính phủ nâng mức cho vay các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn từ mức 6 triệu lên 12 triệu.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết như vậy trong phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 4, QH khóa XIV sáng nay (17/11).

Đại biểu Bạch Thị Hương Thủy (Hoà Bình) chất vấn

Đại biểu Bạch Thị Hương Thủy (Hoà Bình) chất vấn: Hiện, chi phí thực tế xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh môi trường khá cao, trong khi mức cho vay đối với chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn của Ngân hàng chính sách xã hội mới có 6 triệu đồng trên công trình trên 1 hộ thì chưa đáp ứng được nhu cầu vốn vay của người dân. Đề nghị Thống đốc cho biết giải pháp của Ngân hàng nhà nước để sớm nâng mức vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội sao cho phù hợp với biến động giá cả thị trường của hiện nay.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Thủy, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết: Đối với chương trình này được áp dụng cho các hộ gia đình tại các địa bàn xã trên toàn quốc và mức cho vay hiện nay tối đa là 6 triệu đồng một công trình và thời hạn cho vay tối đa là 60 tháng. Dư nợ của chương trình này từ Ngân hàng chính sách xã hội hiện nay đạt trên 26 tỷ đồng và chiếm 15,5% tổng dư nợ của toàn chương trình cho vay tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội.

Hiện, còn 2,6 triệu hộ còn dư nợ và đề xuất của đại biểu nâng mức cho vay là vấn đề vừa qua Ngân hàng chính sách xã hội cũng làm việc với nhiều địa phương kiến nghị. Ngân hàng chính sách xã hội đề xuất với Bộ Nông nghiệp và PTNT là trình Chính phủ nâng mức cho vay các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn từ mức 6 triệu lên 12 triệu. Trên cơ sở Tờ trình của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Chính phủ đã giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến các bộ, ngành trình Chính phủ sớm phê duyệt nâng mức cho vay này.

D.T

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • ĐBSCL chuyển đổi mô hình sản xuất để thích ứng với hạn, mặn

    ĐBSCL chuyển đổi mô hình sản xuất để thích ứng với hạn, mặn

    Trước tình trạng hạn, mặn ngày càng diễn ra nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhiều nông dân đã chủ động chuyển đổi mô hình sản xuất đã thích ứng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu được dự báo sớm và biết cách thích ứng tốt, nông dân vẫn có thể sống khỏe giữa hạn, mặn.

  • Cây gió trầm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện miền núi Hà Tĩnh

    Cây gió trầm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện miền núi Hà Tĩnh

    Điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, đất đai bằng phẳng, những năm qua người dân xã Phúc Trạch, xã Hương Khê (Hà Tĩnh) không ngừng mở rộng diện tích trồng cây gió trầm. Với nhiều chính sách khuyến khích trong đầu tư phát triển kinh tế, nhất là đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, cây gió trầm đã góp phần quan trọng giúp hàng trăm hộ dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

  • Hòa Bình phát triển nuôi cá lồng kết hợp du lịch sinh thái ở lòng hồ thủy điện

    Hòa Bình phát triển nuôi cá lồng kết hợp du lịch sinh thái ở lòng hồ thủy điện

    Hòa Bình là địa phương có tiềm năng lớn trong phát triển nuôi trồng thủy sản. Nếu kết hợp hiệu quả giữa nuôi cá lồng và du lịch sinh thái trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình sẽ là hướng phát triển kinh tế bền vững.

Top