Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 29 tháng 5 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 6 tháng 9 năm 2020 | 11:38

Đà Nẵng: Đến năm 2030, 100% siêu thị sử dụng sản phẩm bao bì thân thiện môi trường

Đà Nẵng đặt mục tiêu đến năm 2030, 100% khu, cụm công nghiệp, làng nghề được nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững; 100% siêu thị, trung tâm thương mại sử dụng sản phẩm bao bì thân thiện môi trường.

UBND TP. Đà Nẵng vừa ban hành Kế hoạch thực hiện “Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 – 2030” trên địa bàn thành phố.
 
dn.jpg
Một số siêu thị, trung tâm thương mại lớn trên địa bàn TP. Đà Nẵng đã dần chuyển sang sử dụng các túi, bao bì đựng sản phẩm thân thiện với môi trường.

 

Trong đó, trong giai đoạn 2021-2025, Sở Công Thương TP. Đà Nẵng là đơn vị chủ trì sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu xây dựng, hướng dẫn thực hiện các chính sách pháp luật về sản xuất và tiêu dùng bền vững; các tiêu chuẩn về nguyên liệu, sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm tái chế; các chính sách thúc đẩy sản xuất phân phối và tiêu dùng cho các sản phẩm bao bì thân thiện môi trường thay thế cho các sản phẩm nhựa khó phân hủy, sử dụng 1 lần…
 
Mục tiêu cụ thể sẽ giảm 5 – 8% mức tiêu hao nguyên vật liệu của các ngành sản xuất như dệt may, thép, nhựa, hóa chất, xi măng, rượu bia nước giải khát, giấy và chế biến thủy hải sản; 80 % các khu cụm công nghiệp, làng nghề được phổ biến nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững, tuyên truyền về tiêu dùng bền vững đến người dân thành phố.
 
Xây dựng và triển khai áp dụng 1-2 mô hình về sản xuất sạch hơn, mô hình về sản xuất và tiêu dùng bền vững để phổ biến, nhân rộng trên địa bàn thành phố; 85% các siêu thị, trung tâm thương mại phân phối sử dụng sản phẩm bao bì thân thiện môi trường dần thay thế cho túi nylon và các sản phẩm bao bì nhựa dùng 1 lần, khó phân hủy.
 
Xây dựng chính sách thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng bền vững; khuyến khích phân phối các sản phẩm thân thiện với môi trường, được dán nhãn sinh thái tại các siêu thị, trung tâm thương mại.
 
Đến năm 2030, TP. Đà Nẵng sẽ hoàn thiện và thực thi có hiệu quả chính sách pháp luật về sản xuất và tiêu dùng bền vững; giảm 7 – 10% mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu của các ngành sản xuất; 100% các khu, cụm công nghiệp được phổ biến, nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững; 100% siêu thị, trung tâm thương mại sử dụng sản phẩm bao bì thân thiện môi trường…
 
Sở TN&MT phối hợp Sở Công Thương nghiên cứu, đề xuất chính sách phát triển ngành công nghiệp xanh, công nghiệp môi trường, công nghiệp tái chế chất thải.
 
Được biết, đến thời điểm hiện tại, một số siêu thị, Trung tâm thương mại lớn trên địa bàn TP. Đà Nẵng đã dần chuyển sang sử dụng các túi, bao bì đựng sản phẩm thân thiện với môi trường như MM Mega Market sử dụng thùng giấy carton chứa sản phẩm sau khi mua, Coopmart, Vinmart sử dụng túi nilon dễ phân hủy, một số siêu thị có sản phẩm “túi đi chợ” sử dụng nhiều lần...
 
 
Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Phải chuẩn hóa rõ hơn về văn hóa nông thôn

    Phải chuẩn hóa rõ hơn về văn hóa nông thôn

    Tại kỳ họp thứ 7, QH khóa XV, thảo luận về tình hình kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước sáng ngày 29/5, theo đại biểu Nguyễn Văn Huy (Thái Bình), một trong những điểm sáng rất đáng ghi nhận là khu vực nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh lương thực quốc gia.

  • Các chương trình MTQG góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp ở Lai Châu

    Các chương trình MTQG góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp ở Lai Châu

    Ba chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) được triển khai đồng bộ tại các địa phương đã tạo cơ hội và điều kiện để người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao dân trí, tạo việc làm và nâng cao chất lượng nguồn lao động.

  • Hà Tĩnh: Khuyến khích phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới

    Hà Tĩnh: Khuyến khích phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới

    UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có Quyết định số 1285/QĐ-UBND ngày 23/5/2024, về việc cấp kinh phí thực hiện chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới theo Nghị quyết số 51/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh (đợt II/2024).

Top