Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 21 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 14 tháng 8 năm 2020 | 10:47

Đắk Lắk: Covid-19 bùng phát trở lại, nông dân trồng thanh long gặp khó

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc vận chuyển thanh long đi tiêu thụ các tỉnh, thành trên cả nước gặp khó khăn cũng như không thể xuất sang thị trường Trung Quốc.

Hiện hơn 100ha thanh long ở xã Cư Êbur, TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) bị ứ đọng đầu ra khiến nhà vườn buồn bã vì giá bán quá thấp, bình quân 2.000-3.000 đồng/kg.
 
Chị Đặng Thị Na ở xã Cư Êbur cho biết: “Gia đình tôi trồng 1.000 trụ thanh long trên diện tích hơn 1ha. Thời điểm cách đây vài tháng, cây sinh trưởng phát triển tốt, đậu trái nhiều, chúng tôi mừng thầm vì trúng mùa. Ai ngờ chuẩn bị đến thời điểm thu hoạch thì Đắk Lắk phát hiện có ca mắc Covid-19 và TP Buôn Ma Thuột phải cách ly xã hội, việc vận chuyển nông sản sang các tỉnh, thành khác tiêu thụ gặp nhiều khó khăn khiến hàng tấn thanh long của gia đình bị ứ đọng. Giá thanh long hiện chỉ còn 2.000 - 3.000 đồng/kg, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái (7.000 - 15.000 đồng/kg). Điều đáng buồn là giá thấp nhưng người mua cũng èo uột.
 
img_20200814_103345-1.jpg
Nông dân trồng thanh long ở xã Cư Êbur gặp nhiều khó khăn khi đến thời điểm thu hoạch mà không có nơi tiêu thụ khiến thanh long ứ đọng.

Hiện vườn thanh long 400 trụ của gia đình anh Lê Hồng Thắng đã chín đỏ cây, nhưng vẫn chưa có thương lái nào tìm đến mua khiến anh hết sức lo lắng. Anh Thắng chia sẻ: “Vào thời điểm này năm ngoái, thương lái ồ ạt đến tận vườn đặt tiền cọc hỏi mua trước khi gia đình vào mùa thu hoạch. Còn năm nay, đầu ra khó khăn khiến các đại lý không mặn mà thu mua. Không biết tình hình ở cửa khẩu như thế nào chứ giá thanh long ở đây thì giảm từng ngày. Chúng tôi gọi điện cho thương lái, đồng ý hạ giá xuống còn 1.800 đồng/kg nhưng họ cũng không đến mua, dù với mức giá này, nhà vườn thua lỗ nặng, bởi bình thường, mỗi 1kg thanh long được bán với giá hơn 12.000 đồng”.

Theo các chủ vườn thanh long, ngay trong những ngày đầu năm, giá thanh long vẫn được giữ ở mức 10.000 - 15.000 đồng/kg. Tuy nhiên, những tháng bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, giá loại nông sản này chỉ còn ở mức 2.000 - 3.000 đồng/kg đối với vườn có tỉ lệ trái đẹp, còn những vườn không đáp ứng tiêu chí này, giá bán còn thấp hơn.
 
Được biết, Cư Êbur hiện hiện có gần 130ha thanh long, mỗi năm cung cấp ra thị trường hơn 3.000 tấn sản phẩm tươi. Trong đó, riêng thanh long thu hoạch trái vụ trong mùa khô chiếm đến 50% so với tổng sản lượng thanh long thu hoạch cả năm của địa phương. Tuy nhiên, thanh long ở đây chủ yếu được xuất sang Trung Quốc cũng như đầu ra của sản phẩm đang phụ thuộc vào sức mua của thương lái và các đại lý thu mua trái cây trên địa bàn nên khi dịch bệnh bùng phát, việc tiêu thụ sản phẩm nông dân gặp nhiều khó khăn.
 
 
Quốc Hùng
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Để đạt mục tiêu cán đích nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang tập trung khắc phục khó khăn, vướng mắc, đầu tư nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, công nghiệp, dịch vụ, điện, nước sạch, chỉnh trang cảnh quan, môi trường…

  • Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM

    Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM

    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng và nhấn mạnh vai trò quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” và khẳng định: “Phải phát triển nông nghiệp một cách toàn diện”.

  • Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Hà Nội: Canh tác lúa theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm

    Để có sản phẩm lúa, gạo ngon được thị trường tiêu dùng lựa chọn, bà con nông dân phải thay đổi phương pháp canh tác, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm chất lượng. Có như vậy, người nông dân mới tiêu thụ được sản phẩm và có lợi nhuận cao, trong đó áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là một lựa chọn.

Top