Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 12 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 5 tháng 5 năm 2021 | 12:48

Đắk Lắk: Trồng dưa lưới công nghệ cao mang lại hiệu quả

Khi giá các loại nông sản bấp bênh, nhiều nông dân ở huyện Cư M’gar (Đắk Lắk) đã mạnh dạn chuyển đổi sang một số loại cây trồng mới. Trong đó có thể kể đến mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng của chị Ngô Thị Yến ở tổ dân phố 4, thị trấn Quảng Phú.

Sau khi khảo sát thị trường và tìm hiểu cách trồng, tháng 10/2020, chị Yến đã mạnh dạn đưa 1.400 cây dưa lưới vào trồng trên diện tích 500 m2. Chị đã đầu tư 240 triệu đồng để ứng dụng công nghệ nhà màng ngăn chặn côn trùng xâm hại, giảm thiểu sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật; trang bị hệ thống tưới nhỏ giọt giúp điều khiển lưu lượng nước tưới cho từng gốc cây và cung cấp lượng phân bón phù hợp, tiết kiệm công lao động… Tuy nhiên, vụ dưa đầu, do chọn giống không phù hợp, vỏ trái mỏng dễ bị nứt nên không có lợi nhuận, thu chỉ vừa đủ chi…

Không nản lòng, chị Yến tiếp tục mua thêm 200 cây dưa lưới về trồng lại và thuê kỹ sư nông nghiệp về hướng dẫn thêm. Nhờ đó, vụ dưa thứ hai phát triển tốt hơn, sau khoảng 70 ngày trồng, vườn dưa đã cho thu hoạch. Mỗi gốc có thể ra 3 - 4 quả dưa lưới nhưng chị chỉ để lại 1 quả và thường xuyên cắt tỉa lá, nhánh để cây tập trung dinh dưỡng vào nuôi quả, cũng như tránh dịch bệnh. Đến khi thu hoạch quả dưa lưới sẽ đạt trọng lượng khoảng 1,2 - 1,3 kg. Với giá bán từ 30.000 - 32.000 đồng/kg tùy từng thời điểm, sau khi trừ chi phí đầu tư về giống, phân bón gia đình chị cũng có được nguồn thu nhập khá.

 

Chị Yến (bên trái) giới thiệu mô hình cho khách đến tham quan.
Chị Yến (bên trái) giới thiệu mô hình cho khách đến tham quan.

 

Năm nay, gia đình chị Yến tiếp tục duy trì quy mô dưa lưới trên diện tích 500 m2, với 1.500 cây. Mỗi cây dưa lưới được chị trồng riêng trong từng bầu với giá thể xơ dừa đã qua xử lý. Nhờ quy trình chăm sóc, hệ thống nhà màng đảm bảo nên cây dưa lưới sinh trưởng và phát triển khá tốt. Sau 1,5 tháng xuống giống, đến nay, vườn dưa lưới của gia đình chị đã sắp cho thu hoạch, dự kiến sản lượng vụ dưa này đạt hơn 2 tấn…

 

Nỗ lực trong sản xuất của chị Yến sẽ thu được quả ngọt.
Nỗ lực trong sản xuất, chị Yến sẽ thu được quả ngọt.

 

Chị Yến cho biết, ưu điểm dưa lưới là có giá trị dinh dưỡng cao, mẫu mã đẹp, thịt dưa dày, giòn, hương vị thơm ngon, thời gian sinh trưởng tương đối ngắn có thể trồng 3 - 4 vụ/năm, giá trị kinh tế cao và an toàn do được trồng trong nhà màng, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, dưa lưới là cây trồng tương đối khó tính, chi phí đầu tư khá lớn, đòi hỏi công chăm sóc phải tỉ mỉ và người trồng phải am hiểu được về đặc tính sinh trưởng và phát triển của cây; phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra để kịp thời điều chỉnh các biện pháp kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh, chăm bón cây phù hợp ở từng thời điểm…

 

 

 

Trần Luật
Ý kiến bạn đọc
  • Thử thách đặt ra khi theo nghề Freelancer

    Thử thách đặt ra khi theo nghề Freelancer

    Nhiều người thường nghĩ công việc của một Freelancer khá thoải mái khi họ được tự chủ về mặt thời gian làm việc. Thực tế, công việc này cũng có những thử thách và áp lực riêng mà không phải ai cũng biết.

  • Nuôi thành công cá Koi ở vùng chiêm trũng

    Nuôi thành công cá Koi ở vùng chiêm trũng

    Nhiều lần thất bại trong việc đầu tư nuôi các loại cá cảnh khác nhau, nhưng với niềm đam mê của mình, anh Vũ Văn Tăng đã vượt qua mọi khó khăn để thực hiện thành công mô hình nuôi cá Koi.

  • Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Giống mận hồng mới trái to, thịt chắc, ăn giòn, ngọt được anh Trần Ngọc Quận (44 tuổi, ngụ ấp Thành Lộc, xã Thành Trung, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) trồng thành công và cho trái đạt trọng lượng lên đến 5 trái/kg.

Top