Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 2 tháng 6 năm 2024  
Thứ tư, ngày 25 tháng 10 năm 2017 | 10:19

Đầu tư vốn nhàn rỗi của tổ chức BHTG theo nguyên tắc an toàn

KTNT - Đối với tổ chức bảo hiểm tiền gửi (BHTG), đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi hiệu quả không chỉ giúp bảo toàn và duy trì giá trị thực của nguồn vốn, mà còn giúp nâng cao năng lực tài chính để bảo đảm thanh khoản dự phòng chi trả, xử lý và tham gia hỗ trợ quá trình tái cơ cấu tổ chức tín dụng (TCTD). Tổ chức BHTG nên đầu tư đa dạng vào các tài sản rủi ro thấp và quản lý an toàn nguồn vốn, duy trì thanh khoản và kiểm soát rủi ro.

Thông lệ quốc tế về hoạt động đầu tư nguồn vốn

Nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi là nguồn vốn thể hiện dưới dạng tiền mặt thực có của tổ chức BHTG, tạm thời chưa dùng đến để trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền cũng như thực hiện các khoản chi tiêu theo chế độ tài chính hiện hành của tổ chức BHTG. Nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của tổ chức BHTG có thể dùng để đầu tư theo nguyên tắc đảm bảo an toàn và phát triển vốn, đảm bảo khả năng thanh khoản của tổ chức BHTG và phù hợp với quy định pháp luật hiện hành. Theo một khảo sát năm 2016 của IADI, tổ chức BHTG thường đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi theo các hình thức: Gửi tiền hoặc mua tín phiếu NHTW; Gửi tiền hoặc mua trái phiếu ngân hàng thương mại; Mua trái phiếu chính phủ (TPCP); Tham gia trên thị trường chứng khoán; và các hình thức đầu tư khác. Các tổ chức BHTG đều tận dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để đầu tư vào các công cụ tài chính để tăng trưởng vốn, nâng cao năng lực và củng cố vị thế tài chính.

Hiệp hội BHTG quốc tế (IADI) khuyến nghị tổ chức BHTG phải có trách nhiệm đầu tư và quản lý an toàn các quỹ mình quản lý, có chính sách đầu tư cụ thể để đảm bảo các yếu tố về (a) bảo toàn nguồn vốn và duy trì thanh khoản, (b) có đầy đủ chính sách và quy trình quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ, hệ thống công bố thông tin - báo cáo về tình hình đầu tư nguồn vốn. Theo đó, tổ chức BHTG có thể gửi tiền tại NHTW, thiết lập và tuân thủ nguyên tắc nhằm hạn chế đầu tư quy mô lớn vào ngân hàng và sản phẩm ngân hàng (IADI, Core principles version November 2014).

Tại Châu Âu, Chỉ thị 2014/49/EU cũng khuyến nghị cơ chế bảo đảm tiền gửi các nước thành viên nên đầu tư vào các tài sản rủi ro thấp và hình thức đầu tư phải đa dạng.

Các tổ chức thành viên Hiệp hội BHTG quốc tế tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (APRC) đều có quy định pháp lý về nguồn vốn, cơ sở quan trọng để đảm bảo cho hoạt động đầu tư khi nguồn vốn ở trạng thái tạm thời nhàn rỗi, gồm vốn cấp ban đầu (Ấn Độ, Đài Loan, Indonesia, Kazakhstan, Nga, Philippines và Việt Nam), thu phí, thu nhập từ đầu tư vốn, thu sau thanh lý và thu khác. Tất cả 16 hệ thống BHTG đều có nhiều nguồn tài chính cho quỹ BHTG và sử dụng cho các mục đích khác nhau như trả tiền bảo hiểm; hỗ trợ tài chính để củng cố TCTD sau thương vụ P&A và M&A; thành lập và cấp vốn cho ngân hàng bắc cầu tạm thời tiếp quản TCTD đổ vỡ; hỗ trợ tài chính để cải thiện hoạt động của tổ chức gặp vấn đề; và cung cấp thanh khoản hỗ trợ chi trả. Các tổ chức BHTG theo mô hình thuần chi trả chủ yếu sử dụng quỹ BHTG để chi trả; trong khi các tổ chức có mô hình kết hợp giữa thuần chi trả và chi trả với quyền hạn mở rộng (như Việt Nam) hoặc mô hình giảm thiểu rủi ro có thêm nhiều công cụ xử lý linh hoạt khác.

Để đảm bảo an toàn và thanh khoản, hầu hết 16 tổ chức BHTG thành viên APRC đều đầu tư vào các công cụ tài chính (theo hướng duy trì và bảo toàn vốn gốc) với tính thanh khoản cao như TPCP, trái phiếu ngân hàng, tín phiếu ngắn hạn hoặc gửi tiền tại NHTW hoặc TCTD lành mạnh.

Khuôn khổ pháp luật và thực tế tại Việt Nam

Điều 31 Luật BHTG; Khoản 7 Điều 8 Điều lệ tổ chức và hoạt động của BHTGVN; Khoản 4 Điều 5 Thông tư 312/2016/TT-BTC quy định: Tổ chức BHTG được sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để mua TPCP, tín phiếu NHNN và gửi tiền tại NHNN. Từ khi Luật BHTG có hiệu lực ngày 1/1/2013, BHTGVN tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, góp phần phát triển vốn tăng trưởng ổn định, hiệu quả, trong đó chủ yếu là đầu tư trái phiếu Chính phủ và gửi tiền tại NHNN.

Với mức lãi suất TPCP hấp dẫn thời gian qua, đây là lựa chọn ưu tiên của BHTGVN. Hiện nay, BHTGVN đang đầu tư vào trái phiếu Chính phủ trên 2 thị trường sơ cấp và thứ cấp, nhằm tối đa hóa hiệu quả sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi theo kỳ hạn và cơ cấu đầu tư. Tính đến ngày 30/6/2017, tổng số vốn đầu tư là khoảng trên 35.000 tỷ đồng, trong đó hơn 90% đầu tư vào TPCP. Đây là hình thức an toàn, mang lại nguồn thu tương đối ổn định cho BHTGVN. Tốc độ tăng trưởng bình quân số tiền đầu tư ước đạt từ 20% đến 25%/năm. Việc sử dụng hiệu quả vốn đầu tư góp phần vào sự tăng trưởng ổn định nguồn vốn, nâng cao năng lực tài chính cho BHTGVN và bổ sung nguồn lực quan trọng cho quỹ dự phòng nghiệp vụ chi trả tiền bảo hiểm.

Tuy nhiên, danh mục đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của BHTGVN còn rất hạn chế, chủ yếu là TPCP. Trên thị trường sơ cấp, nhu cầu mua TPCP phụ thuộc vào việc phát hành và lịch đấu thầu của Kho bạc Nhà nước, trong khi mua TPCP trên thị trường thứ cấp tiềm ẩn rủi ro về giá cả trái phiếu và phụ thuộc nhiều vào diễn biến thị trường. Đồng thời, BHTGVN được phép mua và nắm giữ TPCP đến khi đáo hạn, chỉ bán khi cần thiết (khi cần tiền chi trả BHTG), nên hoạt động đầu tư TPCP chưa phù hợp với quy luật thị trường, phần nào gây ra bất lợi cho kết quả đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của BHTGVN.

P.V

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tân Yên phấn đấu hết năm 2025 có trên 50 sản phẩm OCOP

    Tân Yên phấn đấu hết năm 2025 có trên 50 sản phẩm OCOP

    Huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang phấn đấu từ nay đến hết năm 2025 có trên 50 sản phẩm được chứng nhận OCOP. Cùng với đó, huyện định hướng và có lộ trình phát triển sản phẩm vải sớm Phúc Hòa phấn đấu đạt tiêu chuẩn 5 sao trong thời gian tới.

  • Nhiều sản phẩm OCOP Phú Vang được đánh giá cao

    Nhiều sản phẩm OCOP Phú Vang được đánh giá cao

    Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) vừa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024 trên địa bàn huyện.

  • Phải chuẩn hóa rõ hơn về văn hóa nông thôn

    Phải chuẩn hóa rõ hơn về văn hóa nông thôn

    Tại kỳ họp thứ 7, QH khóa XV, thảo luận về tình hình kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước sáng ngày 29/5, theo đại biểu Nguyễn Văn Huy (Thái Bình), một trong những điểm sáng rất đáng ghi nhận là khu vực nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh lương thực quốc gia.

Top