Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 22 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 12 tháng 1 năm 2021 | 23:8

ĐBSCL đối mặt với hạn mặn

Mới đây, Tổng cục Thuỷ lợi phát cảnh báo đề phòng ảnh hưởng hạn hán, xâm nhập mặn ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) do hồ chứa thuỷ điện Cảnh Hồng (Trung Quốc) giảm gần 50% lưu lượng xả so với thời gian trước.

 Cống Bà Xẫm (Long Phú, Sóc Trăng), nơi ghi nhận độ mặn 3,2 ‰ vào sáng 11/1 (Ảnh: SGGG).

 

Nước ngọt vùng ven biển có nguy cơ bị thiếu hụt

Thông tin từ Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam (Bộ NN&PTNT) hồ chứa thủy điện Cảnh Hồng (Trung Quốc) giảm xả nước xuống hạ du còn khoảng 1.000 m3/s, (giảm khoảng 904 m3/s so với trước đó) từ ngày 5/1/2021 đến ngày 24/1/2021 để bảo trì lưới điện. Đây được xem là yếu tố bất lợi cho sản xuất tại ĐBSCL khi lượng nước trữ tại Biển Hồ (Campuchia) và dòng chảy đến trạm Kratia (ở Campuchia, đầu châu thổ Mekong) đang giảm nhanh.

Việc giảm xả nước qua phát điện của thuỷ điện Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến ĐBSCL vào cuối tháng 1 và đầu tháng 2/2021, đúng với thời kỳ cả nước đón Xuân Tân Sửu. Kỳ ảnh hưởng lớn nhất rơi vào dịp từ ngày 8 đến 16/2/2021, mặn 4g/l có thể xâm nhập vào sâu trên dòng chính, các cửa sông Cửu Long 50-70 km và 85-95 km trên sông Vàm Cỏ.

Theo Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam khuyến cáo, nguồn nước ngọt vùng ven biển ĐBSCL có nguy cơ bị thiếu hụt cao giữa mùa khô, xâm nhập mặn dự báo tại các cửa sông Cửu Long cao ngay ở tháng 1, tháng 2, duy trì cao trong tháng 3, giảm dần ở tháng 6. Do vậy, các địa phương cần chủ động các biện pháp phòng chống hạn mặn. Vận hành hệ thống công trình hợp lý, tăng cường lấy nước ngay khi có thể, hạn chế tiêu thoát, đảm bảo tích nước trước khi các ảnh hưởng gia tăng từ thượng nguồn về. Việc tăng tích nước vào hệ thống kênh, mương, ao, các dụng cụ trữ khác ngay từ nay đến 7/2 sẽ hạn chế được thiệt hại đợt mặn tăng cao do ảnh hưởng của thuỷ điện Trung Quốc giảm xả.

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, dòng chảy mùa khô năm 2020-2021 có khả năng ở mức rất thấp nên tình hình xâm nhập mặn năm nay là nghiêm trọng. Cụ thể, từ tháng 3 đến tháng 5-2021, hầu hết các khu vực sẽ bị ảnh hưởng; nhiều khả năng nước mặn sẽ tấn công sớm, xâm nhập sâu trên diện rộng và kéo dài, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của người dân. Đáng lo ngại là vụ lúa đông xuân 2020 - 2021 sẽ bị ảnh hưởng nặng do thiếu nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất.

Chủ động phòng chống

Ngày 11/1, một số địa phương tại ĐBSCL đã tiến hành cho đóng các cống tại các cửa sông để ngăn mặn “tấn công” và giữ nước ngọt. Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Long Phú (tỉnh Sóc Trăng), độ mặn ghi nhận vào sáng 11/1 tại các cửa sông, cống bắt đầu tăng. Cụ thể, tại bến phà Đại Ân là 6,5 ‰, cống Bà Xẫm 3,2 ‰, cống Cái Oanh 0,8 ‰...

 

Tỉnh Kiên Giang xây đập tạm trên tuyến kênh Nhánh (TP Rạch Giá) để ngăn mặn xâm nhập (Ảnh Thốt Nốt).

 

Ông Lâm Văn Vũ, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Long Phú cho biết, để ứng phó với mặn tấn công, hiện địa phương đã triển khai đóng tất cả các cống để giữ nước ngọt bên trong. Có thể thấy, mặc dù tình hình xâm nhập mặn đến muộn hơn mùa khô năm 2020, tuy nhiên diễn biến hạn mặn của năm nay dự báo vẫn khó lường nên bà con không được chủ quan.

Theo ông Nguyễn Huỳnh Trung, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Kiên Giang, nắng hạn trong những ngày qua đã làm cho mặn xâm nhập sâu các tuyến sông, kênh lớn từ 26 đến 41 km với độ mặn dao động trong khoảng 1 g/lít đến 4 g/lít. Trong đó, hầu các tuyến kênh trên địa bàn xã Thủy Liễu, huyện Gò Quao đã bị xâm nhập mặn với độ mặn 4 g/lít.

Độ mặn kênh xáng Chắc Băng đi qua địa bàn các huyện U Minh Thượng và Vĩnh Thuận đang dao động từ 3,5 g/lít đến 6,5 g/lít. Các địa phương trong vùng bị ảnh hưởng mặn như An Minh, An Biên, Kiên Lương và Gò Quao đã triển khai gia cố hoặc đắp mới 44 đập ngăn mặn để bảo vệ lúa. Riêng huyện U Minh Thượng đang có nguy cơ thiếu nước ngọt nghiêm trọng để tưới tiêu cho hơn 13.000 ha rừng và đất sản xuất nông nghiệp.

Trước tình hình này, UBND tỉnh Kiên Giang đã tạm ứng 25 tỉ đồng cho các đơn vị chức năng thực hiện những giải pháp ứng phó nguy cơ hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn trong mùa khô năm nay. Riêng U Minh Thượng, UBND tỉnh Kiên Giang yêu cầu UBND huyện cần phối hợp với các đơn vị chức năng triển khai nhanh việc lắp đặt các máy bơm để trữ nước ngọt, theo dõi sự sụt giảm mực nước trên tuyến kênh đê bao ngoài Vườn Quốc gia U Minh Thượng và các tuyến kênh nội đồng để xử lý kịp thời tình huống sạt lở có thể xảy ra.

Tại tỉnh Đồng Tháp, những năm qua tỉnh này đầu tư xây dựng nhiều công trình kè phòng chống sạt lở bờ sông nhằm bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, cơ sở hạ tầng. Trong đó, một số công trình đã phát huy hiệu quả cao, như: Kè chống sạt lở Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự; kè chống xói lở bảo vệ thị xã Hồng Ngự; kè chợ Bình Thành, huyện Thanh Bình; kè chống xói lở khu vực phường 11, TP Cao Lãnh; kè chống xói lở bờ sông Tiền khu vực thị xã Sa Đéc (giai đoạn 3); dự án phòng chống sạt lở bờ sông để bảo vệ dân cư tại các khu vực xung yếu trên địa bàn tỉnh…

 

 

Hoàng Văn (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Tỉnh Thừa Thiên Huế dành nguồn lực và thực hiện các chương trình cho hoạt động giới thiệu, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP, góp phần thúc đẩy kết nối và tiêu thụ sản phẩm OCOP.

  • Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Để đạt mục tiêu cán đích nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang tập trung khắc phục khó khăn, vướng mắc, đầu tư nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, công nghiệp, dịch vụ, điện, nước sạch, chỉnh trang cảnh quan, môi trường…

  • Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM

    Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM

    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng và nhấn mạnh vai trò quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” và khẳng định: “Phải phát triển nông nghiệp một cách toàn diện”.

Top