Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 18 tháng 5 năm 2019 | 20:29

Diễn tập xử lý các tình huống cháy rừng

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi vừa tổ chức buổi diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng tại xã Nghĩa Sơn, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.

Nguyên nhân gây cháy trước đó do người dân đốt rừng làm rẫy

Tình huống giả định, sáng ngày 18-5, một em nhỏ ở thôn 1, xã Nghĩa Sơn, đi đốt ong nghịch lửa gây cháy ở khu vực rừng trồng của ông Phạm Văn Thái (chủ rừng). Tổ tuần tra và chủ rừng phát hiện đám cháy và lập tức tổ chức chữa cháy. Điểm xuất phát đám cháy từ hướng Đông Nam cháy lan xuống hướng Tây Bắc, diện tích đám cháy khoảng 50m2, loại rừng bị cháy là rừng trồng, keo từ 5 tuổi.

Diện tích rừng trồng trong khu vực quanh đám cháy rất lớn và đám cháy có khả năng lan rộng đến diện tích rừng của các hộ dân lân cận. Khi phát hiện đám cháy, ngay lập tức, ông Thái huy động được 4 người dân ở gần đó đến chữa cháy, xét lực lượng hiện tại không thể khống chế được đám cháy. Ông Thái lập tức báo Trưởng thôn và Tổ trưởng tổ PCCC rừng nghĩa vụ ở thôn.

 

dientapchayrung5_lzmm.jpg
Lực lượng phòng cháy, chữa cháy địa phương tham gia xử lý đám cháy. Ảnh sggp.org.vn

 

Nhận được tin báo, Trưởng thôn lập tức dùng kẻng báo động huy động lực lượng PCCC cơ sở và nhân dân thôn được 15 người kịp thời có mặt dùng rựa, bàn đập lửa, càng cây…trực tiếp dập lửa. Lúc này đám cháy đã lan ra diện tích 400m2, nắng gay gắt, vật liệu cháy khô, cấp dự báo cháy rừng cực kỳ nguy hiểm.

Lực lượng xung kích chữa cháy rừng lập tức chỉ huy và tổ chức chữa cháy, chia mỗi nhóm 10-15 người tác nghiệp bao vây đám cháy, phân công 2 tổ dùng rựa triển khai phát dọn đường băng trắng xung quanh đám cháy, chia cắt đám cháy với diện tích còn lại.

Khi đám cháy có dấu hiệu tiếp tục lan rộng, Trưởng Ban chỉ đạo xã Nghĩa Sơn lập tức điều động lực lượng thiết bị đơn vị và cứu nạn cứ hộ của huyện phối hợp. Hạt Kiểm lâm trực tiếp chỉ huy điều động lực lượng kiểm lâm, công an xã, dân quân tự vệ, người sử dụng phương tiện và thiết bị bao gồm máy cắt thực bì, dụng cụ dập lửa, máy thổi gió… Đồng thời, lực lượng cứu hộ, y tế có mặt sẵn sàng cứu hộ, cấp cứu người bị nạn, nếu có, lệnh cho lực lượng tăng cường nước và lương khô cho lực lượng chữa cháy. Sau khoảng 30 phút, đám cháy đã được khống chế.

Xử lý đám cháy trong tình huống giả định giúp địa phương và các xã, huyện trong toàn tỉnh tìm hiểu về ứng phó khi cháy rừng xảy ra, rút ra các bài học kinh nghiệm trong quá trình huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy ngay trên địa bàn, vị trí gần đám cháy nhất có thể huy động.
 
Trước đó, Từ ngày 13-4 đến 15-5 đã xảy ra 14 vụ cháy rừng với tổng diện tích thiệt hại 21,45ha, trong đó, 2 vụ/1,06ha rừng phòng hộ và 12 vụ/22,317ha rừng sản xuất. Nguyên nhân cháy rừng do người dân đốt rẫy cháy lan xác định được 3 vụ, còn lại 11/14 vụ cháy rừng tỉnh Quảng Ngãi chưa xác định được nguyên nhân, các vụ cháy rừng xảy ra đa phần đều thuộc hộ gia đình quản lý. Các vụ cháy rừng diễn ra chủ yếu được thực hiện cứu chữa, chữa cháy bằng biện pháp thủ công với sự tham gia từ 20-70 người, chỉ có 2/14 vụ xe chữa cháy hỗ trợ kịp thời.
 
Xưởng gỗ ở Hà Nội cháy lớn, nhiều người tháo chạy

12h30 ngày 17/5, 6 xưởng gỗ liền kề rộng khoảng 2.000 m2 nằm trên đường 8/3, xã Hữu Bằng (Thạch Thất, Hà Nội) bốc cháy. Trong ít phút, cột khói cao vài chục mét. Người dân dùng dụng cụ thô sơ dập lửa nhưng không hiệu quả.

"Tôi chạy đến nơi thì thấy dân ở những nhà xung quanh bắt đầu khiêng đồ ra phía bên ngoài vì sợ cháy lan", anh Hùng Anh nói.

Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn huyện Thạch Thất đã điều hai xe chuyên dụng và nhiều chiến sĩ đến dập lửa. Dân quân xã, công an viên cũng đang phối hợp chữa cháy. 

 

khoi-6593-1558077197.jpg
Cột khói từ xưởng gỗ bốc cao vài chục mét. Ảnh: Hùng Anh

 

Đến 15h, hỏa hoạn được khống chế, không có thiệt hại về người. Tuy nhiên, khu xưởng gỗ được quây bằng tôn đã cháy rụi. Nhiều phần mái tôn đổ sập xuống nền nhà, một số xưởng liền kề cũng bị lửa bén làm hư hại.

Ông Phan Lạc Trường, Chủ tịch xã Hữu Bằng cho biết, nguyên nhân ban đầu dẫn đến hỏa hoạn là chập điện ở một xưởng, tia lửa bén vào mùn cưa và gỗ.

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 30 km, xã Hữu Bằng (huyện Thạch Thất) nổi tiếng với nghề mộc, kinh doanh đồ gỗ. Toàn xã có 4.250 hộ gia đình, trong đó 75% làm nghề mộc.

Hải Phòng: Cháy lớn tại công ty Nhựa Phú Lâm

Vào lúc 5h50 sáng nay (18/5), lực lượng PCCC CATP Hải Phòng nhận được tin báo cháy từ kho nhựa công ty TNHH XNK Nhựa Phú Lâm (số 1 đường Nguyễn Bỉnh Khiểm, phường Đông Hải 1, quận Hải An, Hải Phòng). Cảnh sát PCCC đã huy động toàn bộ lực lượng và phương tiện cứu cháy đến hiện trường.

Ngoài hàng trăm chiến sĩ công an, cảnh sát CATP, CA quận Hải An, hơn 20 chiến sĩ hải quân cũng tích cực tham gia cứu cháy. Đến khoảng 8 giờ, đám cháy vẫn rất có chiều hướng bùng lên, lan rộng; cột khói từ đám cháy trong phía kho của nhà máy tiếp tục bốc cao hàng trăm mét.

lm8-15581477658431089176328.jpg
Công tác chữa cháy đang được lực lượng chức năng tiến hành khẩn khương. Ảnh: giadinh.net.vn

 

Ghi nhận tại hiện trường cho thấy, khu vực cháy là một xưởng chứa nguyên liệu xăng, dầu, hạt nhựa và dung môi pha chế dầu nhờn rộng hàng trăm mét vuông.

Điều lo ngại là ngay sát khu vực kho xưởng đang cháy là một cây xăng của công ty. Nguy cơ lan rộng cháy nổ rất cao, hậu quả xảy ra sẽ khôn lường.

Đến 9h5, đám cháy tạm thời được khống chế, không cháy lan vào kho xưởng chứa dầu và kho đựng hạt nhựa, bột đá. Phía ngoài kho chứa vật liệu, lực lượng chức năng cùng nhân viên của Công ty Phú Lâm đang khẩn trương di chuyển hàng hóa ra khỏi khu vực nguy hiểm.

 Người dân buôn bán ngay gần Công ty Nhựa Phú Lâm cho biết: "Khoảng gần 6 giờ đang bán hàng bỗng thấy 2 công nhân chạy hớt hải ra hô hoán mọi người gọi cứu hỏa. Họ nói bên trong kho đang cháy. Một nhóm công nhân đã nỗ lực dập cháy nhưng không được".
 
 
 
 
PV (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top