Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 26 tháng 1 năm 2017 | 10:32

Độc đáo bánh chưng của người Thái ở Thanh Hóa

Mỗi dịp Tết đến Xuân về là nhà nhà lại gói bánh chưng và sum vầy bên nồi bánh khi sôi. Đây là phong tục, là nét đẹp của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi dân tộc lại có cách gói bánh khác nhau.

Những ngày cận Tết, các gia đình bắt đầu chuẩn bị gói bánh chưng. Tôi may mắn được xem cách gói bánh tại gia đình bà Lò Thị Ngọc (dân tộc Thái) ở bản Nam Thành, xã Thành Sơn (Quan Hóa - Thanh Hóa). Cách gói của người dân nơi đây có phần khác hơn so với một số nơi khác.

Theo bà Ngọc thì gạo dùng để gói bánh chưng thường là gạo nếp nương, bởi dùng gạo này gói, bánh sẽ thơm, ngon, mang vị đặc trưng riêng mà gạo nếp ở dưới xuôi không thể có được.

Những năm trước, khi gói bánh người dân sẽ không ngâm, không đãi gạo mà để gói trực tiếp. Bà con cho rằng, nếu ngâm, đãi gạo trước khi gói sẽ làm nhạt bánh, mất đi hương vị của gạo và mất đi chất dinh dưỡng trong quá trình ngâm, đãi. Thường thì bánh chưng phải ngâm trước khi luộc.

Khi gói bánh chỉ gói mình gạo mà không có thịt và đậu cũng như nước tạo màu từ lá cây (lá riềng hoặc lá đậu ván giã vắt lấy nước trộn với gạo tạo màu xanh cho bánh) và cũng không cần bỏ muối. Có gia đình gói tới 20 kg gạo nương.

Bánh chưng sừng trâu và bánh chưng dài là 2 loại không thể thiếu mỗi khi gia đình có đám cưới

Những năm gần đây, trước khi gói bánh, một số gia đình đã đãi gạo, khi gói có cả nhân là thịt.

Thường thì bánh chưng phải ngâm trước khi luộc.

Hình của bánh chưng cũng phong phú hơn ở miền xuôi như: bánh chưng tròn, bánh chưng dài, bánh chưng sừng trâu, bánh chưng vuông. Thường thì bánh chưng sừng trâu và bánh chưng dài là 2 loại không thể thiếu mỗi khi gia đình có đám cưới.

PV

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top