Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 10 tháng 2 năm 2018 | 23:16

Đổi mới trong sản xuất chè theo quy chuẩn nông nghiệp sạch

Nhằm nâng cao giá trị các sản phẩm chè Việt Nam, Công ty chè Phú Đa mạnh dạn đổi mới phương thức sản xuất, xây dựng quy trình sản xuất chè an toàn -bền vững theo quy chuẩn nông nghiệp sạch.

Thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm: cá nhân, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp, phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động. Từ tháng 01 năm 2016, Công ty chè Phú Đa đã thực hiện chuyển đổi từ mô hình kinh doanh từ sở hữu nhà nước sang hình thức công ty cổ phần.

 

Công ty chè Phú Đa tại xã Long Cốc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Công ty chè Phú Đa tại xã Long Cốc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.

 

Sau một thời gian thực hiện chuyển đổi mô hình, thì Công ty chè Phú Đa đã có những bước chuyển biến lớn từ hoạt động sản xuất đến kinh doanh. Khi mà tư duy, nhận thức về sản xuất nông nghiệp đã thay đổi toàn diện, chuyển từ canh tác theo tập quán sang thâm canh có chiều sâu, theo quy chuẩn nông nghiệp sạch.

Công tác bảo vệ thực vật được chú trọng, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có độc tính cao, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh. Công ty đã tổ chức, thành lập 43 tổ phun thuốc trừ sâu tập trung để kiểm soát tốt dư lượng thuốc trừ sâu, đảm bảo thực hiện đúng quy chuẩn an toàn cho vùng nguyên liệu. Đồng thời công ty đã tích cực mở các chương trình tập huấn nâng cao kiến thức của người lao động về nông nghiệp sạch, ý thực trách nhiệm cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, tạo ra những sản phẩm chè an toàn.

 

le-hai-chau-1.jpg

Ông Lê Hải Châu, Tổng Giám đốc Công ty chè Phú Đa.

 

Để thực hiện được những mục tiêu trên, năm 2017 Công ty chè Phú Đa đã đẩy mạnh đầu tư xây dựng nhà máy chè Phú Long giai đoạn 1 với số vốn 4,1 tỷ đồng đầu tư cho việc nâng cấp trang thiết bị, xây dựng đường bê tông lên đồi chè và bể chứa nước. Xây dựng vùng nguyên liệu 1.462ha chè theo tiêu chuẩn Nông nghiệp bền vững (R/A).

Đến năm 2018 Công ty chè Phú Đa đã duyệt kinh phí đầu tư 30 tỷ trong đó bao gồm: xây dựng nhà máy Phú Long giai đoạn 2; nâng cấp và tự động hóa dây chuyền sản xuất, xây dựng 20ha sản xuất chè hữu cơ (Organic); cải tạo các vườn nguyên liệu đang có của công ty và tiếp tục sản xuất chè búp tươi theo tiêu chí phát triển nông nghiệp bền vững, sản xuất chè hữu cơ.

 

Sản xuất chè an toàn tiêu chuẩn R/A giúp ngành chè trong nước mở ra cơ hội thâm nhập vào các thị trường nước ngoài khó tính. .jpg
Sản xuất chè an toàn tiêu chuẩn R/A giúp ngành chè trong nước mở ra cơ hội thâm nhập vào các thị trường nước ngoài khó tính.

 

Hiện nay, các sản phẩm của Phú Đa đã được cấp chứng chỉ ISO 22.000, chứng nhận HACCP và chứng chỉ Nông nghiệp bền vững R/A. Để đạt được thành tựu trên, năm 2017 công ty đã phối hợp với UBND huyện Tân Sơn ban hành quy chế liên kết phối hợp phát triển ngành chè giai đoạn 2017 – 2020 nhằm tao ra điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển sản xuất kinh doanh chè trong vùng. Phối hợp với các cấp chính quyên, cơ quan có chức năng tuyên truyền hướng dẫn nông dân làm chè áp dụng tiến bộ khoa học và sản xuất chè an toàn, phối hợp thúc đẩy liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Ông Lê Hải Châu, TGĐ công ty chè Phú Đa cho biết: “Nhờ chuyển đổi quy trình sản xuất chè an toàn tiêu chuẩn R/A, mà giá trị sản phẩm của công ty được tăng lên. Chính vì thế, mà giá thu mua đầu vào cho bà con cũng đã được tăng lên đáng kể so với phương thức sản xuất trước đây, giúp nâng cao đời sống của người làm chè”.

Cũng theo ông Châu, sản xuất chè an toàn tiêu chuẩn R/A giúp ngành chè trong nước mở ra cơ hội thâm nhập vào các thị trường nước ngoài khó tính. Hiện tại các sản phẩm chè Phú Đa cũng đã có mặt tại nhiều thị trường như: Trung Đông, Nga, Thụy Điển… Việc mở rộng xuất khẩu giúp giá trị các sản phẩm ngành chè được tăng lên, đồng thời cùng đặt ra yêu cầu phải xây dựng được mô hình sản xuất khép kín, đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về chất lượng từ vùng nguyên liệu đến các sản phẩm khi đến tay khách hàng. Để làm được điều đó, cần sự chung tay góp sức của cả doanh nghiệp và những người dân trồng chè.

 

 

 

 

Hữu Thắng
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top