Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 7 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 1 tháng 11 năm 2017 | 2:24

Giá trị xuất khẩu quả, rau, hoa cao hơn dầu thô

Dự báo, đến năm 2022 giá trị xuất khẩu của quả, rau, hoa từ 9 - 10 tỷ USD tức là hơn giá trị xuất khẩu dầu lửa lúc cao nhất của đất nước.

Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân (TP.HCM)

Về vấn đề làm thế nào để tăng thu nhập cho nông thôn nói chung và đặc biệt là ở vùng miền núi, khi mà quá trình công nghiệp hóa không thể diễn ra nhanh ở miền núi và nông thôn được đại biểu Nguyễn Thiện Nhân (TP.HCM) phân tích: Trong thời gian vừa qua, khi các tỉnh Tây Bắc chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ quét, thăm và chứng kiến những khu, bản mà bị đất sụt lở, san tải không còn một khu nhà, thì một trong những điều trăn trở là đến bao giờ đồng bào những khu này có khả năng xây dựng lại nhà cửa, làng bản như cũ? Điều này hết sức khó khăn.

Theo thống kê năm 2016, thu nhập bình quân đầu người mỗi tháng chỉ là 2,03 triệu đồng. “Số tiền này chỉ đủ chi tiêu hàng tháng, không thể có tích lũy”, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân nói.

Trong khi đó, khu vực thành thị thu nhập bình quân đầu người một tháng là 4,4 triệu đồng. Như vậy, thu nhập của người dân miền núi phía Bắc chỉ bằng 46% của nhân dân vùng thành thị. Và thực tế khoảng 40% dân số ở thành thị thu nhập 4,4 triệu đồng/người. Còn ở nông thôn với khoảng 60% thu nhập chỉ còn 2 triệu đồng - 2,4 triệu đồng/người.

Từ số liệu thống kê gần đây, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân nhận thấy có những gợi ý quan trọng cho việc giảm nghèo, tăng thu nhập cho vùng miền núi. 

Cụ thể, năm 2016, xuất khẩu dầu thô cả nước đạt 2,4 tỷ USD, xuất khẩu gạo đạt 2,15 tỷ USD, xuất khẩu cà phê đạt 3,3 USD, xuất khẩu thủy sản 7 tỷ USD, xuất khẩu quả, rau, hoa 2,45 tỷ USD. Lần đầu tiên năm 2016 xuất khẩu quả, rau và hoa lớn hơn cả xuất khẩu dầu thô.

 “Nhìn lại thời điểm năm 2005, xuất khẩu dầu thô đạt 7,3 tỷ USD, gấp 31 lần xuất khẩu rau quả lúc đó là 235 triệu USD. Nhưng hiện nay, năm 2016 xuất khẩu dầu thô chỉ bằng 0,98 lần quả, rau, hoa”, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân phân tích.

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng các mặt hàng chính như dầu thô 5 năm qua giảm giá trị là 5 tỷ USD; gạo so với 5 năm trước giảm 900 triệu USD, cà phê tương đối ổn định, bình quân 3,2 tỷ USD. Tức là 5 năm qua, cà phê không tăng giá trị xuất khẩu; xuất khẩu thủy sản 5 năm qua tăng bình quân 5%/năm. Riêng quả, rau, hoa tăng bình quân 30%/năm. Dự báo năm 2020, giá trị xuất khẩu quả, rau, hoa có thể đạt đến 10 tỷ USD, tức là hơn cả giá trị xuất khẩu dầu thô lúc cao nhất.

Từ đó có gợi ý quan trọng trong mặt hàng xuất khẩu, đó là quả, rau, hoa chưa được coi là sản phẩm chủ lực quốc gia, nhưng 5 năm qua đã chứng minh sự tăng trưởng vượt bậc về tiềm năng, ví dụ năm qua thì xuất khẩu quả, rau, hoa nhiều hơn xuất khẩu dầu thô.

“Chúng tôi kiến nghị nên đưa nhóm hàng quả, rau, hoa thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực”, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân đề xuất.

Đến nay, trong 12 sản phẩm chủ lực đã có lúa gạo năng suất chất lượng cao, cá da trơn chất lượng cao, có các sản phẩm từ nấm, cà phê, tôm nước lợ và sâm chúng tôi thấy nên bổ sung nhóm hàng quả, rau, củ xuất khẩu. Quả, rau, củ xuất khẩu không cần cánh đồng lớn, từng khu vườn của bà con trồng được, đồi dốc nghiêng vẫn trồng cây tốt. Như Sơn La có nhiều hợp tác xã trồng các loại quả xuất khẩu rất tốt.

Đối với đồng bằng, đặc biệt là miền núi cần coi lựa chọn các loại quả, rau, hoa phù hợp với mỗi địa phương, trở thành một sản phẩm xuất khẩu chủ lực, góp phần giảm nghèo ở vùng nông thôn. Như vậy, cùng với việc đưa vào chương trình sản phẩm quốc gia, phát triển các hợp tác xã nông thôn để trồng quả, rau, hoa xuất khẩu là một hướng chúng tôi cho là khả thi, góp phần giảm nghèo tương đối hiệu quả, với đặc điểm thị trường thế giới tiêu thụ còn rất lớn.

D.T

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chủ động liên kết, phát huy sức mạnh của Hội trong phát triển kinh tế VAC thời kỳ mới

    Chủ động liên kết, phát huy sức mạnh của Hội trong phát triển kinh tế VAC thời kỳ mới

    Xuyên suốt các hoạt động trong thời gian qua và sắp tới, Hội Làm vườn Việt Nam luôn đặc biệt quan tâm vấn đề hợp tác, phối hợp công tác của Hội với ngành Nông nghiệp và PTNT, các ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức hội, hiệp hội, doanh nghiệp liên quan trong và ngoài nước.

  • ĐBSCL chuyển đổi mô hình sản xuất để thích ứng với hạn, mặn

    ĐBSCL chuyển đổi mô hình sản xuất để thích ứng với hạn, mặn

    Trước tình trạng hạn, mặn ngày càng diễn ra nghiêm trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhiều nông dân đã chủ động chuyển đổi mô hình sản xuất đã thích ứng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu được dự báo sớm và biết cách thích ứng tốt, nông dân vẫn có thể sống khỏe giữa hạn, mặn.

  • Cây gió trầm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện miền núi Hà Tĩnh

    Cây gió trầm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân huyện miền núi Hà Tĩnh

    Điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, đất đai bằng phẳng, những năm qua người dân xã Phúc Trạch, xã Hương Khê (Hà Tĩnh) không ngừng mở rộng diện tích trồng cây gió trầm. Với nhiều chính sách khuyến khích trong đầu tư phát triển kinh tế, nhất là đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, cây gió trầm đã góp phần quan trọng giúp hàng trăm hộ dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Top