Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 5 tháng 6 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 9 tháng 10 năm 2021 | 9:4

Giải pháp nào tháo gỡ khó khăn cho chăn nuôi những tháng cuối năm?

Chuyên gia dự báo, lĩnh vực chăn nuôi những tháng cuối năm tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, vì vậy cần tháo gỡ nút thắt trong khâu lưu thông, vận chuyển sản phẩm và vật tư phục vụ sản xuất chăn nuôi.

phung_duc_tien.jpg
 Hội nghị trực tuyến toàn quốc về “Phát triển chăn nuôi các tháng cuối năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022”.

 

Trong bối cảnh nhiều địa phương áp dụng giãn cách xã hội do phòng chống dịch Covid-19, tuy nhiên 9 tháng qua, các hoạt động sản xuất chăn nuôi tiếp tục được duy trì. Cụ thể, tại các tỉnh phía Bắc, ngành chăn nuôi phát triển ổn định, có khả năng tự cân đối cung  cầu. Thậm chí có một số địa phương sản xuất dư có khả năng cung cấp cho một số thành phố thiếu hụt thực phẩm ở các tỉnh phía Nam. Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng của cả nước ước đạt hơn 4,7 triệu tấn; trên 12 tỷ quả trứng và gần 900 nghìn tấn sữa; giá trị sản xuất lĩnh vực chăn nuôi ước tính tăng 4,2%.

Nhận định tháng cuối năm 2021, các đại biểu dự hội nghị trực tuyến toàn quốc về “Phát triển chăn nuôi các tháng cuối năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022” cho rằng lĩnh vực chăn nuôi những tháng cuối năm tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, vì vậy cần tháo gỡ nút thắt trong khâu lưu thông, vận chuyển sản phẩm và vật tư phục vụ sản xuất chăn nuôi để duy trì đàn vật nuôi và tái đàn, đảm bảo cung ứng tiêu dùng những tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán, một phần phục vụ xuất khẩu.

Bên cạnh đó cần có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp chủ động tái đàn để có nguồn cung thực phẩm cho cuối năm. Đồng thời đề nghị các tỉnh, thành phố không thực hiện giãn cách xã hội tiếp tục duy trì và tăng phát triển chăn nuôi để hỗ trợ cho những địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội.

Theo bà Hoàng Thị Tố Nga, Phó Giám đốc Sở NNN-PTNN tỉnh Nam Định, cần tạo điều kiện về giãn nợ, khoanh nợ, tiếp tục cho doanh nghiệp, người chăn nuôi vay vốn để tái đàn trong thời điểm giá lợn đang giảm rất thấp như hiện nay.

"Đề nghị có chính sách tín dụng riêng đối với người chăn nuôi, đặc biệt là giảm lãi suất để cho các doanh nghiệp xây kho lạnh, dự trữ sản phẩm chăn nuôi trong thời điểm mà giá rất thấp như thế này. Thứ hai nữa là khoanh nợ giãn nợ đối với những hộ chăn nuôi trang trại để họ duy trì ít nhất là duy trì đàn nái hiện nay thì giá thức ăn liên tục tăng cao thì có giải pháp nào để quản lý hoặc là để bình ổn giá thức ăn chăn nuôi thì có. Như vậy thì phải hạ giá thành sản xuất chăn nuôi xuống được", bà Nga kiến nghị.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến, để giảm áp lực giá thức ăn và nguyên liệu đầu vào tăng cao, cần tăng cường sử dụng tối đa nguồn nguyên liệu trong nước, đặc biệt là chăn nuôi theo chuỗi liên kết để tiết kiệm đầu vào sản xuất, giảm giá thành sản phẩm. Dự báo về cung cầu thị trường vào những tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán khi mà Covid-19 được khống chế thì nhu cầu tăng trở lại.

"Bộ chỉ đạo Cục Chăn nuôi và các đơn vị thuộc Bộ phải cân đối rất sát. Cùng với đó căn cứ vào đặc điểm sinh học của từng đối tượng vật nuôi: lợn, gia cầm, trâu, bò, thủy cầm để tính chu kỳ phát triển và chu kỳ sản xuất. Những khó khăn Bộ đã báo cáo đầy đủ với Chính phủ để có hệ thống giải pháp, đặc biệt là thức ăn đầu vào tăng rất nhanh. Bộ đã kiến nghị với Chính phủ giao Bộ Công thương và Bộ Giao thông vận tải xem xét vận tải thủy để giảm chi phí đầu vào. Đề nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ giảm thuế nhập khẩu một số nguyên liệu đầu vào, đồng thời tháo gỡ khó khăn về lưu thông phải được thông suốt để đảm bảo được cung ứng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu trong nước cũng như hướng tới xuất khẩu", ông Tiến cho biết thêm./.

Minh Long/VOV
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Quản lý thuốc bảo vệ thực vật bền vững: Những thành tựu nổi bật

    Quản lý thuốc bảo vệ thực vật bền vững: Những thành tựu nổi bật

    “Với tình trạng nóng lên toàn cầu, việc giải quyết vấn đề ô nhiễm, bảo vệ đa dạng sinh học và hỗ trợ an ninh lương thực là những thách thức phức tạp và có mối liên hệ chặt chẽ.

  • Báo chí đồng hành cùng Triệu Sơn phát triển

    Báo chí đồng hành cùng Triệu Sơn phát triển

    Chiều 4/6, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa, Sở THông tin và Truyền thông Thanh Hóa phối hợp với huyện Triệu Sơn tổ chức cho phóng viên các cơ quan báo chí Trung ương thường trú tại Thanh Hóa và địa phương đi thực tế tại huyện Triệu Sơn.

  • Tân Yên phấn đấu hết năm 2025 có trên 50 sản phẩm OCOP

    Tân Yên phấn đấu hết năm 2025 có trên 50 sản phẩm OCOP

    Huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang phấn đấu từ nay đến hết năm 2025 có trên 50 sản phẩm được chứng nhận OCOP. Cùng với đó, huyện định hướng và có lộ trình phát triển sản phẩm vải sớm Phúc Hòa phấn đấu đạt tiêu chuẩn 5 sao trong thời gian tới.

Top