Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 22 tháng 5 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 26 tháng 7 năm 2020 | 14:47

Hà Nội: Nắng nóng, vườn tùng bạc tỷ ở Gia Lâm vẫn sống khoẻ

Bất chấp nắng nóng hay mưa lũ, vườn tùng La Hán của Nhật Bản ở Gia Lâm vẫn sống khoẻ.

Ông Nguyễn Văn Tý, nghệ nhân Sinh vật cảnh Việt Nam, người quản lý vườn tùng La Hán của Công ty Xuất nhập khẩu cây cảnh Nhật Bản, cho biết, khuôn viên vườn tùng rộng 1.700m2, trong đó có 1.300 cây tùng La Hán lớn, nhỏ nhập khẩu từ Nhật Bản năm 2009 đến nay.

 

img_2611.JPG

 Ông Tý thăm những cây tùng La Hán của Công ty.

 

Ngoài tùng La Hán, Công ty còn có cây đỗ quyên, các loại hoa trà: hồng trà, bạch trà, trà cánh sen. Giá cả các loại cây cảnh trong vườn, thấp nhất 50 triệu đồng/cây, trung bình 150 triệu đồng/cây, cao nhất là cây tùng La Hán tam đa, trên 10 tỷ đồng.

Đầu ra của các loại cây cảnh thế “khủng” nói trên, là các công ty, nhà vườn, khu biệt thự cao cấp, để tạo cảnh quan ngoại thất “đáng sống” cho cả khu chung cư.

 

img_2603.JPGCây cảnh thế trong khuôn viên vườn của Công ty.

 

“Tùng La Hán có tuổi thọ hàng ngàn năm tuổi và đứng đầu bộ tứ quý “tùng, cúc, trúc, mai” nên mới có giá như vậy. Ngoài ra, cây tùng còn được ví như người quân tử, trượng phu tùng, nên những nghệ nhân sinh vật cảnh rất yêu quý.

Chính vì lý do trên, tôi đã nhận lời làm việc cho Công ty Xuất nhập khẩu cây cảnh bon sai Nhật Bản từ năm 2016 đến nay, với mức lương 18 triệu đồng/tháng” – ông Tý cho biết thêm.

 

Dương An Như
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

    Tỉnh Thừa Thiên Huế dành nguồn lực và thực hiện các chương trình cho hoạt động giới thiệu, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP, góp phần thúc đẩy kết nối và tiêu thụ sản phẩm OCOP.

  • Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Tân Yên quyết tâm về đích NTM nâng cao vào năm 2025

    Để đạt mục tiêu cán đích nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2025, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang tập trung khắc phục khó khăn, vướng mắc, đầu tư nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, công nghiệp, dịch vụ, điện, nước sạch, chỉnh trang cảnh quan, môi trường…

  • Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM

    Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM

    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng và nhấn mạnh vai trò quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn: “Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” và khẳng định: “Phải phát triển nông nghiệp một cách toàn diện”.

Top