Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 22 tháng 5 năm 2018 | 22:18

Hạt điều Bình Phước nhận văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Chiều 22-5, tại thị xã Đồng Xoài (Bình Phước), Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã trao văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý “hạt điều Bình Phước” cho UBND tỉnh Bình Phước.

binh-phuoc.jpg
Đại diện Cục Sở hữu trí tuệ (trái) trao văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý “hạt điều Bình Phước” cho lãnh đạo tỉnh Bình Phước.

 

Chỉ dẫn địa lý “hạt điều Bình Phước” là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm hạt điều có nguồn gốc, xuất xứ từ một số khu vực địa lý của tỉnh Bình Phước và có danh tiếng, chất lượng đặc thù do điều kiện tự nhiên và bí quyết sản xuất của người dân, doanh nghiệp quyết định. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý “hạt điều Bình Phước” gồm hạt điều nguyên liệu, hạt điều nhân và hạt điều rang muối.

Chỉ dẫn địa lý “hạt điều Bình Phước” được bảo hộ là công cụ hỗ trợ tích cực cho việc xây dựng và nâng cao giá trị thương hiệu hạt điều cũng như phát triển bền vững cây điều Bình Phước. Đồng thời, giúp doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu hạt điều Bình Phước gia tăng giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Được biết, Bình Phước hiện là địa phương có diện tích trồng cây điều lớn nhất nước (chiếm khoảng 50% diện tích điều cả nước), với khoảng 170 nghìn ha. Theo quy hoạch của UBND tỉnh, đến năm 2020 diện tích điều của Bình Phước sẽ đạt khoảng 181 nghìn ha, sản lượng hạt điều đạt gần 358 nghìn tấn/năm. Cây điều đã góp phần ổn định cuộc sống và làm giàu cho hơn 71.600 hộ nông dân, tạo việc làm thường xuyên cho hơn 50 nghìn lao động tại 225 doanh nghiệp và 328 cơ sở chế biến điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước. 

Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top