Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 13 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 23 tháng 4 năm 2021 | 10:50

Hội nghị Ban Thường vụ Hội Làm vườn Việt Nam khóa VII

Sáng 23/4, diễn ra Hội nghị Ban Thường vụ Hội Làm vườn Việt Nam khóa VII. Đây là Hội nghị trực tiếp, trực tuyến đầu tiên của Hội Làm vườn Việt Nam kể từ sau Đại hội khoá VII với hai đầu cầu phía Bắc (tại Hà Nội) và phía Nam (tại TP. HCM).

 Toàn cảnh Hội nghị Ban Thường vụ Hội Làm vườn Việt Nam khóa VII.

 

Khai mạc Hội nghị, ông Nguyễn Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, cho biết, sau Đại hội khoá VII, từng bước đã đưa nghị quyết vào cuộc sống. Văn phòng Hội đã xây dựng các dự thảo, quy chế đưa công tác Hội vào hoạt động nề nếp. Như vậy, đến thời gian này, Hội đi được 1/10 chặng đường của nhiệm kỳ VII, nhưng đây là giai đoạn quan trọng làm cơ sở, xây dựng quy chế để Hội hoạt động hiệu quả trong thời gian tới. 

"Hội nghị Ban Thường vụ hôm nay sẽ tập trung vào các nội dung, báo cáo của Thường trực với Ban Thường vụ công việc từ sau Đại hội VII và những nhiệm vụ, phương hướng chính đến hết năm 2021. Báo cáo Ban Chấp hành thông qua các quy chế quản lý tài chính, tài sản của Hội; quy chế hoạt động của Ban Kiểm tra; quy chế thi đua khen thưởng", ông Hồng nói.

Tại Hội nghị, ông Phan Huy Thông, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Làm vườn Việt Nam đã thông báo một số kết quả chính trong hoạt động của Hội thời gian vừa qua và một số nhiệm vụ trọng tâm hoạt động năm 2021. 

 Ông Nguyễn Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam phát biểu tại Hội nghị.

 

Đánh giá kết quả đạt được sau Đại hội và phương hướng hoạt động trong năm 2021, ông Nguyễn Xuân Vững, Chủ tịch Hội Nông nghiệp và PTNT Bắc Ninh, cho biết, về phương hướng,  không thể thiếu vắng các doanh nghiệp tham gia vào Hội. Do vậy, cần tăng cường vận động, thu hút các tổ chức kinh tế, quốc tế, các tập đoàn lớn làm thành viên Hội. 

Về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, cho biết, vai trò của doanh nghiệp rất quan trọng trong phát triển kinh tế vườn, từ cuối nhiệm kỳ khoá VI có 2 doanh nghiệp tham gia vào Ban Chấp hành. Hai doanh nghiệp đã có sự đóng góp về kinh phí, tăng cường liên kết tiêu thụ nông sản, cung ứng vật tư cho hội viên. Do vậy, cần tăng cường thu hút các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn, đây là việc làm rất khả thi.

Theo ông Võ Văn An, Chủ tịch Hội ngành nghề NN&NT tỉnh Sơn La, cần đánh giá thêm vai trò của Hội tham gia rất tốt công tác phòng Covid-19 và vận động người dân tham tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Về phương hướng năm 2021, đề nghị bổ sung hai nhiệm vụ này vào báo cáo. 

 Đây là Hội nghị trực tiếp, trực tuyến đầu tiên của Hội Làm vườn Việt Nam kể từ sau Đại hội khoá VII với đầu cầu phía Bắc (tại Hà Nội) và đầu cầu phía Nam (tại TP. HCM).

 

Từ đầu cầu TP. HCM, ông Mai Thành Phụng, Phó Chủ tịch Hội kiêm Trưởng Đại diện Chi nhánh phía Nam, cho biết: Hoan nghênh Hội làm việc bằng hình thức online, qua zalo. Qua đây, tôi đề xuất có thêm một số tỉnh ở phía Nam, một số doanh nghiệp tham gia vào Ban Thường vụ để Hội hoạt động tốt hơn.

Còn theo ông Lê Văn Tâm, Chủ tịch HLV&SVC tỉnh Đồng tháp, ĐBSCL đang chịu xâm nhập mặn, trong nhiệm vụ thời gian tới cần bổ sung nội dung vận động hội viên phòng chống xâm nhập mặn mang lại hiệu quả. Cùng với đó, cần ứng dụng kỹ thuật số trong sản xuất. Cần kết nối doanh nghiệp tham gia liên kết cùng hội viên tiêu thụ nông sản. 

 Ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế nông thôn tham gia đóng góp ý kiến tại Hội nghị.

 

Đóng góp ý kiến tại Hội nghị, ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế nông thôn, cho biết, tôi đánh giá rất cao Văn phòng Hội sau 6 tháng đã xử lý một khối lượng công việc đồ sộ. Tuy nhiên, trong báo cáo Ban Thường vụ yêu cầu các đơn vị trực thuộc báo cáo tình hình hoạt động của mình. Theo tôi, tuy do dịch bệnh nhưng cần tăng cường việc gặp trực tiếp để trao đổi nắm bắt tình tình. Về kinh phí, cần phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức các hội nghị, từ đó tìm nguồn thu. Đẩy mạnh hợp tác truyền thông. Qua đây, tôi đề nghị, Hội, các đơn vị thuộc Hội, các hội địa phương cần có sự phối hợp nhịp nhàng hơn nữa với Tạp chí Kinh tế nông thôn trong việc tuyên truyền, phản ánh cách làm hay, mô hình hiệu quả của hội viên.

Ông Nguyễn Văn Bái, Chủ tịch HLV tỉnh Bắc Giang, cho biết, mô hình tổ chức các Hội đang trong quá trình tổ chức lại. Do vậy, Hội cần chủ động thích ứng, nếu không thích ứng từ năm 2022 trở đi sẽ rất khó khăn. HLV Bắc Giang đã làm được những việc cụ thể, sau Đại hội đã có chương trình hàng năm, chương trình 5 năm. Chúng ta phải đăng ký hoạt động của Hội để tỉnh giao nhiệm vụ, giao kinh phí. HLV là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, và Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nên cần tham gia các hoạt động của hai tổ chức này qua đây nâng cao vị thế của mình.

Chiều 23/4, tiếp tục diễn ra Hội nghị Ban Chấp hành Hội Làm vườn Việt Nam khoá VII.

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Thử thách đặt ra khi theo nghề Freelancer

    Thử thách đặt ra khi theo nghề Freelancer

    Nhiều người thường nghĩ công việc của một Freelancer khá thoải mái khi họ được tự chủ về mặt thời gian làm việc. Thực tế, công việc này cũng có những thử thách và áp lực riêng mà không phải ai cũng biết.

  • Nuôi thành công cá Koi ở vùng chiêm trũng

    Nuôi thành công cá Koi ở vùng chiêm trũng

    Nhiều lần thất bại trong việc đầu tư nuôi các loại cá cảnh khác nhau, nhưng với niềm đam mê của mình, anh Vũ Văn Tăng đã vượt qua mọi khó khăn để thực hiện thành công mô hình nuôi cá Koi.

  • Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Giống mận hồng mới trái to, thịt chắc, ăn giòn, ngọt được anh Trần Ngọc Quận (44 tuổi, ngụ ấp Thành Lộc, xã Thành Trung, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) trồng thành công và cho trái đạt trọng lượng lên đến 5 trái/kg.

Top