Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 15 tháng 6 năm 2018 | 11:32

Lão nông đạt doanh thu nửa tỷ từ mô hình kinh tế tổng hợp

Nhanh nhạy, dám nghĩ, dám làm, ông Vũ  Văn Lung, ở thôn Bình Ca 1, xã Tứ Quận (Yên Sơn - Tuyên Quang), đã từng bước xây dựng thành công mô hình trang trại tổng hợp, có thu nhập khoảng 500  triệu đồng/năm.

2.jpg
Gia đình ông Lung có thu nhập cao từ cây ăn quả.

Phát triển trồng rừng và chăn nuôi bò sinh sản

Chúng tôi đến thăm khi ông Lung đang cần mẫn thái cỏ cho bò ăn. Chỉ tay vào đàn bò, ông kể: “Sau gần 10 năm tôi đi các nơi để lựa chọn con giống thì mới có được đàn bò này”.

 Tham quan mô hình kinh tế của gia đình ông Lung, chúng tôi vừa ấn tượng bởi quy mô hoành tráng, vừa cảm phục tinh thần lao động của ông. Ở tuổi gần 70, khi kinh tế gia đình được xem là khá giả, nhiều người đã vui thú cùng con cháu, nhưng ông vẫn tất bật với những “việc không tên” của nhà nông mỗi ngày.

Là người quê tỉnh Nam Định lên xã Tứ Quận lập nghiệp, ông Lung xác định, muốn làm giàu từ nghề nông không chỉ cần cù, chịu khó mà phải luôn học hỏi, đổi mới tư duy, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, năm 1998, ông mạnh dạn nhận 9ha đất rừng để trồng luồng Thanh Hóa. Sau 5 năm, tiến hành thu hoạch, được ít vốn, ông đầu tư nuôi lợn và trồng 9ha keo. Tuy nhiên, sau thời gian nuôi lợn thấy không hiệu quả, ông chuyển sang nuôi 4 cặp bò sinh sản.

Từ lợi nhuận thu về, gia đình ông Lung tiếp tục tăng quy mô đàn. Đến nay, gia đình có 13 con bò (trong đó 12 con bò sinh sản và 1 con bò đực giống), mỗi năm bán 7 - 8 con bê với giá từ 13 - 14 triệu đồng/con, thu nhập đạt 90 - 100 triệu đồng.

Thu trên 400 triệu đồng/năm từ cây ăn quả và ao cá

Với phong cách giản dị, cởi mở, ông Lung chia sẻ về cơ duyên đến với cây ăn quả.

Ông Lung kể: “Năm 2004, thấy đất đai màu mỡ, diện tích lớn nên vợ chồng tôi háo hức tìm hiểu. Để tích lũy kinh nghiệm, tôi khăn gói tìm đến các trang trại cây ăn quả trong và ngoài tỉnh học hỏi kinh nghiệm. Sau những chuyến “tầm sư, học đạo”, vợ chồng tôi dồn số tiền tích góp được trồng bưởi Diễn, bưởi đường Xuân Vân và cam Vinh…”.

Theo ông Lung, cam và bưởi đều là những loại cây rất nhạy cảm với thời tiết và sâu bệnh. Để cam, bưởi ngọt, quả tròn, căng đẹp, bán được giá, ngoài việc tìm về những địa phương đang có thế mạnh về các loại cây này để học hỏi kinh nghiệm, vợ chồng ông thường xuyên tìm hiểu qua sách, báo và tham gia các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật do khuyến nông, Hội Làm vườn tổ chức để tích lũy thêm kiến thức trồng, chăm sóc.

Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng và an toàn cho các loại quả trong vườn, gia đình ông Lung chỉ dùng thuốc bảo vệ thực có nguồn gốc sinh học, bón phân hữu cơ tự ủ.

Cùng với trồng cây ăn quả, ông Lung cải tạo gần 1ha mặt nước, vừa để thả các giống cá truyền thống, vừa có nguồn nước tưới cho cây ăn quả.

Sau hơn 10 năm lao động vất vả cùng sự nỗ lực, cố gắng không mệt mỏi, gia đình ông Lung đã có 1ha cam Vinh và hơn 1ha bưởi Diễn, bưởi đường Xuân Vân... Các loại cây ăn quả này được thương lái đến tận vườn thu mua, thậm chí còn đặt mua trước cả vườn khi quả còn non nên đầu ra  luôn ổn định. Lợi nhuận từ việc trồng cây ăn quả và ao cá đạt trên 400 triệu đồng/năm.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Lung còn nhiệt tình giúp đỡ các hộ trong vùng cùng vươn lên làm kinh tế như: tư vấn trồng cây gì, nuôi con gì phù hợp hay xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc để vừa có thu nhập, vừa tận dụng được nguồn phân chuồng bón cho cây trồng, vừa không gây ô nhiễm môi trường.

 

 

 

Vũ Ngọc Tuyên
Ý kiến bạn đọc
  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top