Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 10 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 25 tháng 3 năm 2021 | 14:45

Lễ hội Quán Thế Âm là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn là lễ hội dân gian truyền thống mang đậm yếu tố tín ngưỡng Phật giáo, gắn liền với di tích quốc gia đặc biệt Danh thắng Ngũ Hành Sơn và đời sống tâm linh của cộng đồng địa phương.

Ngày 25/3, TP. Đà Nẵng tổ chức lễ công bố Quyết định danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn. 
 
Đón nhận Quyết định Lễ hội Quán Thế Âm là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Đón nhận Quyết định Lễ hội Quán Thế Âm là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

 

Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn là hoạt động văn hóa đặc sắc được tổ chức thường niên vào mỗi dịp 19/2 âm lịch (diễn ra trong 3 ngày từ 17 - 19/2) tại chùa Quán Thế Âm. Lễ hội đã thu hút sự tham gia của hàng nghìn người, gồm cộng đồng phật tử theo đạo Phật, cộng đồng nhân dân địa phương, cùng đông đảo du khách trong và ngoài nước.
 
Lễ hội Quán Thế Âm bao gồm 02 phần: Lễ và hội. Phần lễ mang đậm màu sắc lễ nghi Phật giáo hoà quyện với phần hội là những sinh hoạt văn hoá cổ truyền đậm tính nhân văn như lễ rước ánh sáng, lễ khai kinh, lễ trai đàn chẩn tế, lễ thuyết giảng về Bồ tát Quan thế âm và dân tộc, lễ rước tượng Quan Âm. Ngoài các nghi lễ trên, còn có lễ tế Xuân để cầu quốc thái dân an. 
 
Phần hội được tổ chức sôi nổi với nhiều hoạt động phong phú như: Hội hóa trang, hát tuồng, thi các môn: Thi pháp, tranh thủy mặc, thả hoa đăng trên sông Cổ Cò, đua thuyền, lắc thúng chai, kéo co, bơi chải, thi nấu ăn chay, trang trí cổng trại, hát bài chòi, thiền trà, triển lãm tượng đá và hội thi điêu khắc đá của làng đá mỹ nghệ Non Nước… 
 
Lễ hội Quán Thế Âm là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia
Lễ hội Quán Thế Âm là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

 

Vào năm 2000, Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn được công nhận và xếp vào danh mục 15 lễ hội lớn cấp quốc gia. Từ đó đến nay, hàng năm cứ đến mùa Xuân, Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn được tổ chức quy mô, phong phú cả về nội dung lẫn hình thức.
 
Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, cho rằng: Bên cạnh khu di tích lịch sử K20, khu danh thắng Ngũ Hành Sơn là di sản vô giá mà thiên nhiên ưu ái cho quận Ngũ Hành Sơn, do vậy, địa phương cần đặc biệt quan tâm, quản lý tôn tạo, quy hoạch khu danh thắng, gắn với phát huy Di sản Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn, đưa lễ hội thành sản phẩm du lịch văn hoá tâm linh đặc trưng riêng có của địa phương.
 
Đề nghị chính quyền địa phương cần thực hiện tốt việc đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn để Ngũ Hành Sơn là điểm đến an toàn, thân thiện đối với du khách trong và ngoài nước.
 
Dịp này, UBND quận Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng cũng đón nhận Quyết định điều chỉnh phân loại đơn vị hành chính quận từ loại II lên loại I.
 
UBND quận Ngũ Hành Sơn (TP.Đà Nẵng) đón nhận Quyết định điều chỉnh phân loại đơn vị hành chính quận từ loại II lên loại I
UBND quận Ngũ Hành Sơn (TP.Đà Nẵng) đón nhận Quyết định điều chỉnh phân loại đơn vị hành chính quận từ loại II lên loại I

 

Quận Ngũ Hành Sơn được thành lập theo Nghị quyết số 7 ngày 23/01/1997 của Chính phủ. Với đặc điểm thuận lợi về đất đai, thời tiết, quận Ngũ Hành Sơn có một vài trò quan trọng trong sự phát triển của TP. Đà Nẵng, nhất là về thương mại, dịch vụ và du lịch. 
 
Qua 24 năm xây dựng và phát triển, cơ sở hạ tầng đô thị ngày càng hoàn thiện, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần người dân được nâng cao. Ngày 12/3/2021, quận Ngũ Hành Sơn chính thức được Bộ Nội vụ điều chỉnh phân loại đơn vị hành chính từ loại II lên loại I.
 
 
 
Hải Yến - CTV
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top