Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 4 tháng 6 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 31 tháng 1 năm 2016 | 1:57

Long Mỹ sẽ sớm trở thành trung tâm kinh tế lớn của Hậu Giang

Tháng 8/2015, thị xã Long Mỹ (Hậu Giang) chính thức được thành lập trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Long Mỹ. Ông Nguyễn Tiến Danh, Chủ tịch UBND thị xã khẳng định, đây là cơ hội để thị xã phát triển, trở thành một trung tâm kinh tế lớn của tỉnh trong tương lai.

Theo ông, đâu là vị thế, tiềm năng lớn nhất của thị xã Long Mỹ?

Diện mạo mới của thị xã Long Mỹ hôm nay.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thị xã Long Mỹ có gần 14.448ha và 72.957 nhân khẩu, có 9 đơn vị hành chính cấp xã (4 phường: Thuận An, Bình Thạnh, Vĩnh Tường, Trà Lồng và 5 xã: Long Bình, Long Trị, Long Trị A, Long Phú và Tân Phú). Đây là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh, bình quân trên 17%, tổng vốn đầu tư phát triển kinh tế đạt gần 300 tỷ đồng, tỷ lệ nhà kiên cố và bán kiên cố đạt 100%, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt 80%. Kinh tế vùng này đang chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng thương mại - dịch vụ, du lịch và công nghiệp, hệ thống công trình hạ tầng đô thị từng bước đầu tư theo hướng đồng bộ, tốc độ đô thị hoá nhanh.

Kết quả ấn tượng mà thị xã Long Mỹ đạt được trong thời gian qua là gì, thưa ông?

Trong những năm qua, Long Mỹ luôn là điểm sáng của tỉnh Hậu Giang về phát triển kinh tế. Sản xuất nông nghiệp có nhiều tiến bộ cả về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với áp dụng tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hoá; mở rộng diện tích lúa chất lượng cao. Diện tích cây ăn trái từng bước được phục hồi, hiện có 4.843ha, trong đó vùng quýt đường Long Trị trên 104ha.

Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 13,18%/năm. Nhiều nhà máy được xây dựng, nâng cấp, một số nhà máy đã đi vào hoạt động hiệu quả, như: Nhà máy đường - cồn Long Mỹ Phát, Nhà máy chế biến khóm, nấm rơm Minh Dũng… Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển với các nghề đan lục bình, may mặc, mộc…

Thương mại, dịch vụ phát triển nhanh, đa dạng. Hệ thống chợ tiếp tục được đầu tư phát triển đáng kể, so với năm đầu nhiệm kỳ đã xây mới 6 chợ, nâng cấp mở rộng 5 chợ. Bước đầu đã hình thành được các điểm phục vụ khách tham quan, du lịch.

Xin ông cho biết, thời gian tới, thị xã Long Mỹ có kế hoạch gì để phát triển tiềm năng kinh tế của địa phương?

Thị xã Long Mỹ sẽ gắn kết hài hoà giữa phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường, kết hợp với quá trình xây dựng nông thôn mới. Chính quyền tạo mọi điều kiện thuận lợi để áp dụng  tiến bộ khoa học công nghệ vào cải tạo xây dựng đô thị, phát triển đô thị mang tính đặc trưng của vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long.

Tiến hành điều chỉnh quy hoạch, hỗ trợ đầu tư xây dựng các vùng sản xuất nông sản hàng hoá tập trung theo hướng đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi có thế mạnh phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, tự phát. Trong đó, ưu tiên quy hoạch, hỗ trợ đầu tư xây dựng vùng lúa chất lượng cao, vùng chuyên canh cây ăn trái và vùng nuôi trồng thuỷ sản ở Long Trị, Long Trị A, phường Thuận An. Chuyển đổi diện tích vườn tạp thành vườn chuyên canh đối với phường Thuận An, phường Vĩnh Tường; các xã Long Trị, Long Trị A, Long Phú, Tân Phú tập trung trồng các loại cây có giá trị kinh tế phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng như: cam, quýt, dừa, chanh không hạt và chuối.

Tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, trước hết là giao thông, thuỷ lợi, trường học, trụ sở, trạm y tế, các thiết chế văn hoá, thể thao, chợ nông thôn, trong đó lấy việc kiên cố hóa hệ thống giao thông nông thôn làm khâu đột phá. Rà soát, bổ sung quy hoạch hệ thống giao thông nông thôn kết nối chặt chẽ giữa thuỷ lợi với giao thông. Phấn đấu đến năm 2020 có 3 xã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới (Long Trị, Long Trị A, Long Phú) và 2 xã còn lại (Tân Phú, Long Bình) đạt từ 15 tiêu chí trở lên.

Công tác quy hoạch đô thị sẽ được tập trung ưu tiên để đảm bảo tính đồng bộ trong quá trình xây dựng phát triển cũng như cải tạo và chỉnh trang đô thị, đồng thời quản lý xây dựng chặt chẽ sau quy hoạch, gắn quy hoạch đô thị với phát triển nông thôn; kêu gọi vốn đầu tư phát triển vào các khu đô thị, khu công nghiệp, tập trung đẩy nhanh quá trình đô thị hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiệu quả, chất lượng và bền vững.

Xin chân thành cảm ơn ông!

Nguyễn Thái (thực hiện)

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học Bác, người dân vùng cao vươn lên thoát nghèo

    Học tập và làm theo gương Bác Hồ cụ thể nhất là tìm cách phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững. Người dân vùng cao huyện Tây Giang (Quảng Nam) và tỉnh Đắk Nông luôn tâm niệm như thế trong hành trình vươn lên, nỗ lực xóa đói giảm nghèo, lan tỏa tinh thần dám nghĩ, dám làm trong cộng đồng.

  • Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Vốn chính sách “vực dậy” nghề cho thu nhập cao

    Sát cánh cùng người dân phát triển kinh tế, đồng vốn từ NHCSXH huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã góp phần làm sống lại nghề trồng dâu nuôi tằm tưởng như đã “lụi” lại vươn mình phát triển mạnh mẽ, tạo phong trào thi đua làm kinh tế sôi nổi tại địa phương.

  • Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo tiêp cận nguồn vốn ở TP. Lào Cai

    Hôm nay (25/4), Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (BĐD HĐQT NHCSXH) TP. Lào Cai tổ chức hội nghị đánh giá kết quả hoạt động quý I và triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024.

  • Tân Yên phấn đấu hết năm 2025 có trên 50 sản phẩm OCOP

    Tân Yên phấn đấu hết năm 2025 có trên 50 sản phẩm OCOP

    Huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang phấn đấu từ nay đến hết năm 2025 có trên 50 sản phẩm được chứng nhận OCOP. Cùng với đó, huyện định hướng và có lộ trình phát triển sản phẩm vải sớm Phúc Hòa phấn đấu đạt tiêu chuẩn 5 sao trong thời gian tới.

  • Nhiều sản phẩm OCOP Phú Vang được đánh giá cao

    Nhiều sản phẩm OCOP Phú Vang được đánh giá cao

    Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế) vừa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024 trên địa bàn huyện.

  • Phải chuẩn hóa rõ hơn về văn hóa nông thôn

    Phải chuẩn hóa rõ hơn về văn hóa nông thôn

    Tại kỳ họp thứ 7, QH khóa XV, thảo luận về tình hình kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước sáng ngày 29/5, theo đại biểu Nguyễn Văn Huy (Thái Bình), một trong những điểm sáng rất đáng ghi nhận là khu vực nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh lương thực quốc gia.

Top